Top 11 # Xem Nhiều Nhất Sữa Ăn Dặm Cho Bé Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Bé Ăn Dặm: Cách Làm Sữa Chua Từ Sữa Bột Cho Bé

Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi hoàn toàn có thể ăn được sữa chua được làm từ sữa công thức. Việc tự làm sữa chua cho bé có cái lợi là tránh được việc sử dụng chất bảo quản từ các loại sữa chua mua trực tiếp ngoài thị trường.

Nguyên liệu làm sữa chua từ sữa công thức

Sữa chua không đường: khoảng 3 thìa , dùng làm men, lưu ý nên dùng sữa chua không có đường

Sữa công thức: sử dụng sữa công thức mà bạn cho bé ăn hàng ngày để làm sữa chua

Chi tiết cách làm sữa chua từ sữa công thức:

Làm sữa chua không khó chút nào, với nguyên liệu làm sữa chua bên trên bạn có thể mua được và có khi trong nhà bạn cũng đã có rồi ( mẹ nuôi con nào bây giờ hầu như đều bổ sung sữa công thức vào khẩu phần ăn của con mình)

Cách làm sữa chua chi tiết như sau:

300ml-350ml sữa công thức bạn đun nóng lên đến 40-45 độ C ( bằng cách pha nước với sữa bột công thức theo một tỉ lệ nhất định, tùy loại sữa bạn dùng – nó có hướng dẫn trên hộp đó)

Đánh tan 3-4 thìa sữa chua không đường dùng làm men rồi bạn cho vào sữa công thức vừa làm nóng ở trên và ngoáy thật đều.

Chia sữa đã ngoáy ở bước trên vào các hũ hoặc các hộp chuyên dụng và đậy nắp lại.

Nếu như gia đình bạn không có máy làm sữa chua, bạn có thể ủ sữa theo cách sau (ủ sữa chua bằng thùng xốp):

Đặt các hũ sữa, hộp sữa chua của bạn vào các hộp xốp giữ nhiệt, bổ sung vào hộp xốp giữ nhiệt này một vài bình đựng nước nóng sau đó đậy chặt nắp hộp.

Nếu bạn có lò vi sóng bạn có thể ủ sữa bằng lò vi sóng, cụ thể như sau:

Đặt sữa chua của bạn vào lò vi sóng và đậy kín để giữ nhiệt độ ổn định, bạn nên cho thêm 1 cốc nước lọc vào lò vi sóng trước khi tăng nhiệt độ của lò để ủ sữa chua.

Cách nữa là ủ sữa chua bằng chăn

Thời gian ủ sữa chua trong khoảng từ 4 – 8 tiếng,phụ thuộc vào mức độ chua của sữa mà bạn muốn làm. Trong quá trình ủ sữa bạn hãy tránh rung lắc vì có thể gây hỏng sữa.

Làm sao để biết sữa chua đã đạt yêu cầu hay chưa? sữa chua đạt yêu cầu khi đã đông đặc và không bị tách nước ở dưới đáy hộp, hữ sữa, có mùi thơm ngậy. Quá trình ủ hoàn tất thì bạn cho sữa chua vào tủ lạnh. Sữa chua tự làm bạn có thể để trong thời gian từ 4-7 ngày.

Cách bảo quản và sử dụng sữa chua

Bạn nên để sữa chua ở ra ngoài tủ lạnh ở nhiệt độ phòng trong khoảng 5 đến 15 phút rồi mới cho bé ăn sữa chua qua đó có thể tránh cho bé không bị viêm họng.

Nếu muốn ăn ngay bạn có thể làm ấm sữa bằng cách đặt vào bát nước ấm, để 1 lúc. Lưu ý: không bao giờ được đun sôi sữa chua, vì nếu bạn làm thế các vi khuẩn có lợi sẽ bị chết.

Bé yêu của bạn có thể ăn sữa chua đã được hâm nóng để tránh đau họng.

Bạn không để sữa chua ngoài tủ lạnh (trong nhiệt độ phòng) quá 1 giờ đồng hồ. Vì trong thời gian đó vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển có thể sẽ làm bé của bạn bị tiêu chảy nếu ăn phải.

Bạn có thể trộng các loại hoa quả xay với sữa chua , tuy nhiên trước khi trộn bạn nên làm nóng lại hoa quả xay và sữa chua.

Cách Làm Sữa Ngô Cho Bé Ăn Dặm

Trong ngô có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra còn có các loại vitamin như vitamin B1, vitamin A, vitamin C cùng nhiều dưỡng chất khác. Trong thời gian bé ăn dặm từ trên 8 tháng, ngô được các bác sỹ chuyên khoa khuyên nên có trong bữa ăn của bé. Uống sữa ngô nếp đúng cách có thể giúp bé tăng cân vùn vụt, kể cả với những bé biếng ăn thì thức uống này cũng khá hiệu nghiệm.

Nguyên liệu cần có

Ngô ngọt

Sữa tươi

Sữa đặc

Sơ chế và tiến hành làm sữa ngô cho bé

Bước 1: Sau khi mua về đem bóc bỏ lá và râu ngô, sau đó để sạch sẽ và để ráo nước

Bước 2: Tách hạt ngô

Để nhanh chóng thì nên tách hạt ngô bằng cách dùng cái dao sắc để vát hạt ngô ra. Sau khi tách hạt ngô xong thì cho tất cả vào tô, phần lõi ngô vẫn giữ lại.

Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho 4 chén con nước, muối và lõi ngô bẻ đôi vào. Bật lửa lớn và đun sôi. Khi nước đã sôi bạn giảm lửa nhỏ lại, đun tiếp trong 15 phút nữa. Phần nước này sẽ giúp sữa ngô có vị ngọt tự nhiên. Sau khi đun xong thì bạn lọc nước này qua rây để loại bỏ bã, gạn lấy khoảnh 1 bát nước trong.

Bước 4: Cho hạt ngô và bát nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp đó vào nồi và nấu với lửa ở mức vừa, nấu lửa quá to sẽ rất dễ bị khê. Chú ý vừa nấu vừa phải khuấy đều tay một cách nhẹ nhàng. Để cho hỗn hợp sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp sau đó nhấc xuống và để nguội.

Bước 5: Chuẩn bị một miếng vải màn thật sạch, sau đó từ từ cho hỗn hợp để lọc bỏ bã, sau đó sẽ thu được nước ngô trong mịn. Sau khi hoàn tất cho hỗn hợp này vào nồi và đun sôi thêm một lần nữa. Vẫn đun với lửa vừa, đợi khi bắt đầu sôi lăn tăn thì cho sữa tươi vào nấu cùng, khuấy đều và nấu cho đến khi sôi lần nữa thì tắt bếp. Cuối cùng chỉ cần cho sữa đặc vào và khuấy thật đều nữa là xong thế là các mẹ có thể cho con thưởng thức.

Tùy vào độ tuổi của bé, có thể cho bé uống sữa ngô nóng hoặc lạnh đều được. Sữa ngô nếp sánh mịn, ngọt thơm sẽ khiến các bé yêu thích.

Cách Làm Sữa Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm

Sữa yến mạch – Nguồn dinh dưỡng vàng cho bé từ tự nhiên

Thông thường, khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm là mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé sử dụng yến mạch. Với nhiều cách chế biến khác nhau, nhất là sữa yến mạch, đem lại cho bé những lợi ích thật bất ngờ về sức khỏe

Cung cấp dinh dưỡng dồi dào

Cách làm sữa yến mạch cho bé

Sữa yến mạch không chứa Gluten gây dị ứng đối với một số trẻ như thành phần trong lúa mì hay lúa mạch. Ngoài ra, yến mạch còn chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất, cung cấp giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Phòng ngừa táo bón ở trẻ em

Trong yến mạch có chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào, giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ em rất hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã chỉ ra yến mạch đem lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bị táo bón.

Tăng cường sức đề kháng

Loại đường beta-glucans có trong yến mạch có tác dụng tăng cường sản xuất các tế bào hệ miễn dịch, giúp trẻ nhỏ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây hại.

Giảm viêm

Yến mạch có chứa các hợp chất gọi là avenanthramides, có tác dụng giảm viêm do nhiễm trùng và vết thương. Yến mạch đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh mắc một số bệnh tự miễn nhờ đặc tính chống viêm của nó.

Cách làm sữa yến mạch cho bé – vị cơ bản

Nguyên vật liệu chuẩn bị: yến mạch, nước ấm, rây, túi lọc

Cách làm sữa yến mạch cho bé ăn dặm

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho yến mạch vào bát ngâm với nước đun sôi để nguội khoảng 2-3 tiếng, sau đó chắt bỏ nước và rửa lại 2-3 lần nữa bằng nước sạch.

Bước 2: Cho yến mạch đó vào máy xay, thêm chút nước và xay nhuyễn

Bước 3: Đổ phần hỗn hợp vừa xay vào túi lọc, dùng rây hoặc túi lọc lấy nước và bỏ cặn.

Bước 4: Sau đó có thể thêm nước vào để điều chỉnh mức độ loãng- đặc tùy theo độ tuổi của bé rồi cho vào xoong đun nhỏ lửa đến khi sôi đều thì tắt bếp

Lưu ý:

Sữa yến mạch làm cho bé thì không nên cho thêm đường. Tuy nhiên, mẹ có thể mix thêm hạt chia hoặc xay cùng chuối hoặc các hoa quả khác cho bé để tăng thêm hương vị hấp dẫn.

Cách làm sữa yến mạch chuối cho bé

Mùi thơm hấp dẫn của yến mạch rang cùng với vị ngọt tự nhiên của chuối chắc chắn sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng thích thú.

Cách làm sữa yến mạch chuối cho bé

Nguyên vật liệu chuẩn bị: yến mạch, chuối, nước ấm, rây, túi lọc

Cách thực hiện:

Rang yến mạch trên bếp với lửa nhỏ cho đến khi chín vàng và thơm.

Đợi yến mạch nguội thì đem ngâm với nước đun sôi để nguội trong 20 phút rồi vớt ra để ráo nước

Chuối chín bóc vỏ, cắt miếng nhỏ

Cho yến mạch, chuối vào máy xay, thêm 200ml nước

Dùng rây hoặc túi lọc để loại bỏ cặn.

Sau đó có thể thêm nước vào để điều chỉnh mức độ loãng- đặc tùy theo độ tuổi của bé rồi cho vào xoong đun nhỏ lửa đến khi sôi đều thì tắt bếp. Lưu ý: Nếu vừa lược bỏ cặn xong mà thấy độ loãng đã phù hợp các mẹ không cần đun lại sẽ giữ nguyên đc mùi yến mạch rang sẽ rất thơm.

Đổ ra cốc hoặc bình sữa và cho bé thưởng thức thôi mẹ ơi.

Sữa chuối yến mạch cho bé có thể bảo quản trong bình thủy tinh ở ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong vòng 2 ngày.

Cách làm sữa yến mạch hạt sen cho bé

Cách làm sữa yến mạch hạt sen cho bé

Nguyên vật liệu chuẩn bị: yến mạch, hạt sen, nước ấm, rây, túi lọc

Cách thực hiện:

Hạt sen tách vỏ, bỏ tâm sen

Ngâm hạt sen và yến mạch trong nước đun sôi để nguội khoảng 2-3 tiếng, sau đó rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần.

Cho vào nồi, thêm nước nấu với lửa nhỏ cho đến khi hạt sen nhừ

Sau đó cho vào máy xay nhuyễn

Dùng rây hoặc túi lọc để loại bỏ cặn.

Đun sôi lại và để nguội là sữa yến mạch hạt sen đã xong.

Lưu ý khi lựa chọn và bảo quản yến mạch cho bé

Chọn yến mạch: Khi chọn yến mạch cho bé, bạn nên chọn các sản phẩm không chứa chất bảo quản, đường, muối và hương liệu.

Cách bảo quản:

Bảo quản yến mạch ở nơi khô ráo, thoáng mát, để tránh trường hợp bị nấm mốc, vi khuẩn tấn công.

Nếu muốn bảo quản yến mạch trong thời gian dài thì ban cho vào hộp kín hoặc túi zip và bảo quan trong tủ đông.

Cách Làm Váng Sữa Cho Bé Ăn Dặm Thích Mê

Hiện nay trong sản xuất công nghiệp, váng sữa được trải qua rất nhiều quy chuẩn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà vẫn giữ được những chất dinh dưỡng như: tách sữa thành kem, chuẩn hóa để đảm bảo độ béo, tiệt trùng, trộn mềm, ủ chua, lên men,…

Thường thường, váng sữa có 3 loại phổ biến nhất là:

Váng sữa có lượng chất béo cao: Là váng sữa nguyên chất, rất béo, ngậy với hàm lượng chất béo từ 35 – 50% và thường thì ít người sử dụng ăn trực tiếp mà chỉ dùng để chế biến món ăn.

Váng sữa thường: Loại này là phổ biến nhất và có lượng chất béo từ 10 – 30%.

Váng sữa nguyên kem: Các sản phẩm này thường được bán trên thị trường với thương hiệu nhập khẩu với hàm lượng chất béo từ 6 – 15% mà các trẻ hay ăn.

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của váng sữa

Váng sữa được tách từ nữa nên thành phần dinh dưỡng chủ yếu là các Vitamin như Vitamin A cùng khoáng chất thiết yếu như Canxi.

Nhắc đến Vitamin A thì tác dụng đầu tiên phải đề cập là hỗ trợ phát triển thị giác cho bé. Vitamin A cung cấp cho bé cho bé đôi mắt tinh anh, duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc. Không những vậy Vitamin còn giúp bé tăng cường sức đề kháng để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, điều chỉnh hormone tăng trưởng cũng như phát triển hệ cơ xương vững chắc.

Bên cạnh đó, váng sữa là nguồn cung dồi dào cho bé về Canxi. Canxi giúp cho cơ thể của bé phát triển một hệ xương được vững chắc, tránh tình trạng thiếu hụt canxi mãn tính gây nên bệnh còi xương. Ngoài ra còn hỗ trợ chức năng thần kinh được hoạt động ổn định.

Váng sữa còn cung cấp chất béo, chuyển hóa thành năng lượng cho trẻ hoạt động, vui chơi khám phá môi trường xung quanh, cũng như tránh tình trạng thiếu hụt protein làm chậm tăng trưởng và thiếu hụt lipid gây thừa cân, béo phì.

Độ tuổi và đối tượng phù hợp sử dụng váng sữa

Các bé dưới 6 tháng tuổi, hay đang gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì, tiêu chảy hay dị ứng với sữa bò thì không nên cho sử dụng váng sữa. Váng sữa chỉ phù hợp với những bé thiếu cân, suy dinh dưỡng hay vừa mới ốm dậy cần nạp năng lượng.

Cách làm váng sữa cho bé ăn dặm

3 quả trứng gà

35 – 40 gr đường trắng

25 gr sữa bột

25 gr bột ngô

300 ml sữa tươi

150 ml whipping cream

Hương vanilla

Cách làm

Bước 1: Các mẹ đập trứng và tách lòng đỏ trứng gà vào bát. Đánh đều tay lòng đỏ trứng với đường trắng.

Bước 2: Mẹ cho bột ngô và bột sữa vào rây và rây đều vào trong hỗn hợp lòng đỏ trứng vừa đánh. Rồi tiếp tục đánh đều tay để không bị vón cục.

Bước 3: Mẹ rót từ từ sữa vào rồi tiếp tục khuấy đều đến khi nào hỗn hợp chuyển sang màu trắng ngà. Tiếp tục đổ qua rây một lần nữa để cho hỗn hợp được mịn.

Bước 4: Đun hỗn hợp lên ở nhiệt độ nhỏ nhất. Lưu ý khuấy đều tay liên tục cho đến khi hơi sệt lại thành kem.

Bước 5: Bắt nồi xuống, đổ từ từ whipping cream vào và khuấy đều tay để trộn lẫn vào với nhau. Sau đó để nguội rồi đưa vào tủ mát giữ lạnh.

Một số lưu ý cách làm váng sữa cho bé ăn dặm

Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này thường không ổn định nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, đi ngoài nên các mẹ cần lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu và chế biến cần đảm bảo vệ sinh.

Sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và được mua ở những cửa hàng uy tín.

Váng sữa rất dễ bị hư hỏng nên cẩn bảo quản trong tủ lạnh. Đặc biệt các mẹ không nên để váng sữa tự làm quá lâu nên cho bé sử dụng sớm để đảm bảo chất dinh dưỡng.

Tuyệt đối không được cho ăn váng sữa khi có dấu hiệu bị hỏng, có mùi chua, chuyển sang màu lạ,… Cần chú ý dấu hiệu khi cho bé ăn váng sữa để đảm bảo sức khỏe cho bé nếu thấy bé bị đi ngoài hay các vấn đề khác cần đưa bé tới bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.