Top 3 # Xem Nhiều Nhất Sữa Mẹ Nấu Ăn Dặm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Gợi Ý 6 Món Ăn Dặm Từ Sữa Mẹ

1. Pha bột ăn dặm với sữa mẹ

Ban đầu, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm với bột ăn dặm có vị ngọt và lỏng trước, sau đó khoảng 3 – 5 tuần mẹ chuyển dần sang bột ăn dặm có vị mặn và đặc dần. Lượng bột ăn dặm có thể tăng dần để phù hợp với nhu cầu ăn uống và sự phát triển của trẻ.

Để thực hiện món ăn dặm này, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu sau:

Bột ăn dặm đã chế biến.

Sữa mẹ

Trái cây, rau đã được nấu chín và xay nhuyễn.

Các bước thực hiện khi pha bột ăn dặm với sữa mẹ như sau:

– Hâm nóng sữa mẹ, lấy 1 muỗng canh bột ăn dặm và trộn đều với sữa mẹ với tỷ lệ 1 muỗng canh bột ăn dặm với 5 muỗng canh sữa mẹ sao cho hỗn hợp thu được có độ mịn và độ đặc phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm của bé.

Nếu hỗn hợp quá đặc thì mẹ có thể thêm nước ấm.

– Sau đó, mẹ cho thêm rau củ hoặc trái cây đã nghiền nát vào hỗn hợp bột ăn dặm nói trên và trộn đều lên.

Pha bột ăn dặm với sữa mẹ cũng là món ăn ngon cho các bé

2. Bánh pancake từ sữa mẹ

Bánh pancake hay còn được gọi là bánh kếp cũng được coi là món ăn dặm hoàn hảo cho bé trong trường hợp mẹ bận rộn đi làm. Không chỉ có vậy cách làm món ăn này còn giúp mẹ tận dụng được sữa mẹ thừa và tránh lãng phí.

Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị các thành phần như sau:

1 quả chuối chín, xay nhuyễn.

1 cốc sữa mẹ.

1 quả trứng.

1 chén bột mì

Cách làm món pancake từ sữa mẹ như sau:

– Mẹ cho lần lượt các thành phần như đã chuẩn bị ở trên vào một chiếc bát sứ thật sạch với số lượng vừa phải đủ cho bé ăn trong ngày, tránh dư thừa và lãng phí. Trộn đều tay cho tới khi thành hỗn hợp đặc sệt.

– Sau đó, mẹ sử dụng lò vi sóng để nướng bánh hoặc chảo rán ở nhiệt độ trung bình thấp, bôi mỡ hoặc dầu ăn lên bề mặt với một lượng bơ vừa phải. Cho hỗn hợp trên vào vỉ nướng hoặc chảo rán và bật lửa nhỏ.

– Dán hoặc nướng trong vài phút, thường xuyên lật đều các mặt của bánh để bánh có thể chín đều.

Với công thức trên mẹ có thể bổ sung thêm: quế, chiết xuất vani, yến mạch, hạt chia, bơ, nho khô để kích thích vị giác của bé. Nếu mẹ không có sẵn chuối thì có thể thay thế bằng: khoai lang nghiền, xoài xay nhuyễn.

Bánh pancake từ sữa mẹ

3. Sữa gạo lứt

Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đối với mẹ sau sinh như giúp mẹ có nhiều sữa, lợi sữa cho con bú mà gạo lứt còn đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời của gạo lứt tới sự phát triển của trẻ nhỏ rồi đúng không nào? Cụ thể những tác dụng đó là:

Gạo lứt giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn bé trên 6 tháng cần nhiều năng lượng để khám phá thế giới và cơ thể đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Gạo lứt có thể giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu hay táo bón ở nhiều trẻ nhỏ do có chứa hàm lượng chất xơ lớn.

Với hàm lượng vitamin B lớn, gạo lứt sẽ là một trong những loại thực phẩm đặc biệt hữu ích cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh ở trẻ nhỏ.

Hơn thế nữa, gạo lứt còn chứa nhiều loại protein quan trọng giúp kích thích sự phát triển cơ bắp, dây chằng khớp ở trẻ nhỏ.

1 nắm gạo lứt nhỏ.

100 ml sữa mẹ.

Nước đun sôi để nguội.

Ngâm gạo lứt trong khoảng 20 phút, chắt nước và để ráo nước.

Rang gạo lứt nhỏ lửa và đều tay cho đến khi gạo có mùi thơm, hạt gạo nổ nhẹ thì tắt bếp.

Sau đó, mẹ đem gạo đã rang nấu cùng nước đã đun sôi, để nguội và đun nhỏ lửa đến khi gạo nở nhừ hết

Đem gạo đã nấu nhừ trộn cùng với sữa mẹ đã chuẩn bị ở trên, vắt lấy phần nước, phần xác có thể tận dụng làm bánh.

Sữa gạo lứt từ sữa mẹ

4. Bánh sữa mẹ

Đúng với tên gọi của mình, bánh sữa mẹ được là từ sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng cùng với các thành phần khác hòa quyện tạo nên một món ăn có hương vị thân thuộc với bé lại thơm ngon, bổ dưỡng nữa.

Bước đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị các thành phần như sau:

20 ml sữa mẹ.

50 gam đường (đường nâu hoặc đường trắng).

50 gam bột mì.

20 gam bơ.

10 gam bột cacao (có thể thay thế bằng sữa milo).

2 quả trứng.

Cách bước thực hiện làm món bánh sữa mẹ như sau:

– Ban đầu, mẹ cần tách lòng đỏ và lòng trắng trứng ra riêng:

Khuấy đều tay lòng trắng trứng với đường.

Trộn hỗn hợp lòng đỏ, bột mì, bơ, sữa mẹ, bột cacao với nhau.

Sau đó, trộn 2 hỗn hợp lại với nhau và cho hỗn hợp này vào ly.

– Bỏ ly hỗn hợp này vào 1 chén sứ và đặt trong lò vi sóng chế độ nóng vừa và điều chỉnh thời gian phù hợp khoảng 3-5 phút là mẹ đã thực hiện xong món bánh sữa mẹ rồi.

5. Sữa chua từ sữa mẹ

Sữa chua thực sự rất cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ nhất là đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, sữa chua có chứa các nhiều axit béo có lợi đường tiêu hóa: bảo vệ đường tiêu hóa tránh khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại đồng thời kích thích sự tiêu hóa thức ăn của dạ dày trẻ nhỏ.

Để có thể thực hiện món sữa chua từ sữa mẹ, các chị em chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản như sau:

300 ml sữa mẹ.

½ hộp sữa chua không đường.

Đun 2/3 sữa mẹ đã chuẩn bị ở trên trong một nồi sạch với nhiệt độ 80°C, không để sôi bùng lên, tắt bếp và nhấc nồi xuống.

Cho phần còn lại của sữa mẹ vào nồi và khuấy đều đến khi sữa nguội đến 40°C.

Cho sữa chua không đường vào khuấy đều, lưu ý không để sữa nóng quá sẽ làm chết các men vi sinh có trong sữa chua.

Phân chia hỗn hợp sữa mẹ và sữa chua không đều sau khi đã khuấy đều thành nhiều lọ nhỏ và ủ sữa chua.

Sữa chua làm từ sữa mẹ là món ăn bổ dưỡng dành cho bé

6. Bánh mì khoai lang

Bánh mì khoai lang cho bé có lẽ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo vì chúng không những giúp bé tiêu hóa tốt mà còn kích thích bé ăn ngon miệng hơn với vị ngọt của khoai lang.

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị là:

60 gam bột mì đa dụng.

50 gam khoai lang (có thể là khoai lang vàng hoặc khoai lang tím).

1 gam men nở (dùng men Instant để kích hoạt men).

50 ml sữa mẹ, bé trên 1 tuổi có thể dùng sữa tươi.

Dầu ăn.

Mè.

Các bước mẹ cần tiến hành như sau:

Hấp khoai sao cho khoai không bị nhão, sau đó bỏ vỏ, nghiền nhuyễn.

Lấy tất cả các thành phần khô như: bột mì, men nở, khoai trộn đều, cho sữa từ từ vào và nhào bột.

Nặn khối bột theo hình tròn giống hình cái bánh, sao cho bột không dính tay nữa và đặt vào một chiếc bát sữa. Sau đó, mẹ dùng giấy bọc thực phẩm và ủ bột trong khoảng thời gian 1.5 – 2 giờ.

Sau đó mẹ rắc mè lên bánh, cho lên khay nướng, phết dầu lên bánh và nướng ở nhiệt độ 180°C trong 15 -20 phút

Bánh mì khoai lang từ sữa mẹ

Cách Pha Bột Ăn Dặm Với Sữa Mẹ Cho Bé

Có thực sự nên pha bột ăn dặm với sữa mẹ cho bé?

Bản thân sữa mẹ đã là 1 món ăn hoàn hảo và đảm bảo cho các bé. Bước vào giai đoạn ăn dặm (6 tháng tuổi), bé được khuyến khích làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để bổ sung thêm dinh dưỡng còn thiếu, nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Việc pha sữa mẹ với bột ăn dặm cho bé nếu bé không dùng hết sẽ gây lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá.

Nhiều mẹ nhiều sữa sử dụng phần sữa bé bú không hết để pha bột ăn dặm nhằm mong tăng cường dinh dưỡng cho bé. Nhưng cách làm này sẽ khiến bé không cảm nhận được mùi vị riêng của thức ăn, có thể khiến bé không thích và từ chối thức ăn.

Cách ăn dặm khoa học đang được khuyến nghị là cho bé ăn riêng từng loại thức ăn để bé cảm nhận được hương vị của chúng và dễ làm quen, đón nhận cũng như thích thú với các loại thực phẩm; bé ăn dặm với sự phấn khởi và hào hứng hơn.

Và những phản ứng không tốt

Bác sĩ Chuyên khoa II. Nguyễn Thị Hồng Lạc (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp) cho hay, việc đem sữa mẹ trộn lẫn với tinh bột thì tinh bột và sữa có thể gây kết tủa, tạo ra hợp chất không cần thiết hoặc khó hấp thụ với bé.

Chưa kể, trường hợp mẹ đun nóng phần sữa mẹ để nấu hoặc pha bột ăn dặm cho bé sẽ khiến sữa mẹ bị mất chất, biến đổi dinh dưỡng cũng không còn thực sự tốt cho bé.

Có thể pha bột ăn dặm với sữa mẹ hay không?

Trong một số trường hợp, bé không chịu bú sữa mặc dù nguồn sữa mẹ khá dồi dào, mẹ có thể tận dụng lượng sữa dư thừa để cho bé ăn dặm thêm. Cách dùng:

– Dùng cốc và muỗng sạch đút thêm cho bé phần sữa mẹ sau cữ bú của bé.

– Nếu mẹ muốn pha sữa mẹ với bột ăn dặm của bé thì không nên đun nóng sữa mà chỉ nên làm ấm sữa bằng cách lắc sữa qua nước nóng cho sữa mẹ ấm lên ở 40 độ C rồi dùng nó pha bột ăn dặm cho bé.

– Nếu là loại bột ăn dặm chế biến sẵn như của Ridielac, HiPP, Nestle… thì mẹ pha ngay lượng bột hợp lý vào phần sữa mẹ vừa làm ấm. Còn nếu bé ăn bột mẹ tự nấu thì mẹ đợi bột nguội bớt đến gần nhiệt độ pha sữa (40 độ C) thì làm ấm sữa mẹ rồi trộn vào cháo cho bé (cách này mẹ cần nấu bột hơi đặc một chút).

Dùng sữa mẹ pha bột ăn dặm cho bé không phải là cách làm hoàn hảo, vì vậy các mẹ không nên tận dụng mà chỉ dùng như biện pháp “hỗ trợ” nhất thời. Tốt nhất vẫn là cho bé dùng riêng sữa mẹ và bột ăn dặm, như thế vừa tốt cho vị giác và tiêu hóa của bé, lại đảm bảo hơn về dinh dưỡng.

Bạn sẽ quan tâm:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Bột Ăn Dặm Có Thể Pha Với Sữa Công Thức Và Sữa Mẹ Được Hay Không ?

Có nên pha bột ăn dặm với sữa công thức?

Nhiều mẹ bỉm sữa vẫn thắc mắc rằng, có nên pha bột ăn dặm với sữa công thức không? – Câu trả lời là có. Thực tế, sữa công thức hay bột ăn dặm đều có thể kết hợp với nhau. Hỗn hợp này sẽ tạo thành một thức ăn dưỡng chất cho trẻ.

2 loại bột này có thành phần rất an toàn, lành tính, nên khi được hòa trộn sẽ không gây ra các kích ứng, dị ứng hoặc ngộ độc. Do đó, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con sử dụng.

Đây là 2 loại sữa đều có thành phần khoáng chất, các vitamin thiết yếu. Trong đó, sữa công thức cung cấp cho cơ thể trẻ DHA, Choline, ARA… Còn bột ăn dặm thì bổ sung chất xơ từ rau củ quả, tinh bột…

Nếu mẹ muốn pha bột ăn dặm với sữa công thức thì cần phải “note” lại những lưu ý sau đây:

Trẻ được hơn 6 tháng tuổi là “thời điểm vàng” cho trẻ ăn hỗn hợp sữa công thức và bột ăn dặm. Bởi, lúc này, cơ thể trẻ đã phát triển trong một giai đoạn nhất định, có thể hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt.

Mẹ cần pha tỉ lệ bột ăn dặm với lượng nước theo đúng hướng dẫn của sản phẩm. Bạn không nên pha sẵn sữa rồi mới thêm bột vào, thay vào đó bạn nên cho sữa công thức ở dạng bột.

Để tránh cho con không bị táo bón, mẹ nên cho con uống thêm nước.

Để không làm mất đi các giá trị dinh dưỡng vốn có của sữa, mẹ hãy đợi bột nguội rồi mới thêm sữa công thức vào.

Vì thận của trẻ còn yếu nên mẹ không cho thêm muối hoặc mắm.

Nên chọn các loại sữa công thức có thành phần an toàn cho yêu, chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi, nhu cầu cũng như thể trạng của con. Ngoài ra, mẹ cần phải lưu ý chọn dòng sữa không gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn bột ăn dặm hòa trộn với sữa công thức trước 7 giờ tối. Đây là thời điểm trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh được việc hệ tiêu hóa của con bị quá tải.

Việc trộn bột ăn dặm với sữa công thức chỉ dành cho các bé suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc.

Mẹ không nên cho trẻ ăn hỗn hợp sữa công thức và bột ăn dặm trong một thời gian dài. Bởi, việc này sẽ khiến con chán ăn. Mẹ chỉ nên thực hiện trong tuần vài lần.

Có nên pha bột ăn dặm với sữa mẹ không?

Thực tế không nên pha bột ăn dặm với sữa mẹ bởi các nguyên nhân sau:

Tạo ra sự lãng phí

Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn dưỡng chất nhất cho trẻ. Khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm, ngoài sữa mẹ trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm, mục đích để bổ sung các chất dinh dưỡng đang còn thiếu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, không thể thiếu. Do đó, việc pha bột ăn dặm với sữa mẹ cho trẻ, nếu trẻ không sử dụng hết, vô tình gây ra sự lãng phí đối với nguồn sữa quý giá của mẹ.

Thế nhưng, việc này sẽ khiến trẻ không cảm nhận được hương vị vốn có của thức ăn. Từ đó, trẻ sẽ không thích và không chịu ăn thức ăn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn riêng từng thức ăn một. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận được mùi vị của thức ăn, làm quen với chúng được dễ dàng hơn. Qua đó, trẻ sẽ có hứng thú với thực phẩm.

Gây ra các phản ứng không tốt

Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, việc trộn sữa mẹ với tinh bột có thể gây ra kết tủa. Đây là hợp chất khiến trẻ khó chịu, khó hấp thụ thức ăn.

Mặt khác, có nhiều trường hợp đem đun nóng phần sữa mẹ dùng để pha bột cho con ăn dặm hoặc dùng để nấu. Điều này hoàn toàn không có tác dụng, sữa mẹ sẽ bị mất hết dưỡng chất, không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Bột ăn dặm có pha được với sữa công thức hoặc sữa mẹ hay không?”. Từ đó các mẹ có thể bỏ túi thêm được nhiều bí quyết hữu ích giuớ bé yêu của mình phát triển tốt và toàn diện nhất.

Cách Làm Bánh Flan Thơm Ngon Từ Sữa Mẹ Cho Bé Ăn Dặm

17/12/2019 17:12

Bánh flan là một món ăn bổ dưỡng cho các bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Với những nguyên liệu dễ mua và cách làm đơn giản bạn đã có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bé như: chất béo, vitamin,… có trong lòng đỏ trứng gà và sữa.

Khi bé bắt đầu vào thời gian ăn dặm, bạn không nên quá nôn nóng cho con ăn nhiều ăn ít, tùy theo thể trạng mà cơ thể của trẻ sẽ tự biết điều chỉnh như thế nào. Thời điểm này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính nên con ăn được ít hay nhiều mẹ cũng phải bình tĩnh và vui vẻ.

Trước khi có bé tập ăn dặm món bánh flan bạn nên cho bé tập làm quen với các thức ăn khác trước như bột sữa, rau củ mềm,… hoặc các thực phẩm khác như: rau xanh, đu đủ, chuố, đặc biệt là trứng.

Trứng là một trong những thực phẩm dinh dưỡng khi được sử dụng nhiều trong các món tập ăn dặm của bé. Trứng rất dễ chế biến và có thể làm ra nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như hấp, cháo trứng, bánh,…Để giúp bé có cơ hội được thử nhiều món ăn hơn mẹ có thể làm bánh flan từ trứng và sữa mẹ bổ dưỡng.

Nguyên liệu làm bánh flan từ sữa mẹ:

Cách làm:

Bước 1: Sữa mẹ đun trên bếp cho sôi lăn tăn ở mép nồi khoảng 70 độ C, việc đun sữa mẹ như vậy để giúp thanh trùng sữa và giảm bớt mùi hôi. Nếu bạn dùng sữa công thức thì không cần đun chỉ cần pha sữa với nước ấm 70 -80 độ C là được.

Bước 2: Lòng đỏ trứng gà cho ra bát tô, dùng phới đánh tan trứng. Bạn cho phần sữa mẹ đã đun vào đánh đều cùng trứng. Đánh đều tay và theo một chiều nhất định để được hỗn hợp đặc mịn.

Bước 3: Dùng rây lọc lại hỗn hợp lần nữa cho thật mịn và đều.

Bước 4: Chia hỗn hợp vào các hũ khác nhau, nếu thấy có nhiều bọt bạn nên vớt ra hoặc để nghỉ 5 phút trước khi cho vào hấp.

Phủ một chiếc khăn xô lên mặt hũ để tránh bị nước lọt vào bánh. Nước sôi vặn nhỏ bếp, đun lửa nhỏ lăn tăn khoảng 15 phút là bánh chín.

Vậy là với các bước thực hiện đơn giản mẹ đã làm xong món bánh flan từ sữa mẹ thơm ngon và bổ dưỡng cho những bữa ăn dặm của con.

Khóa học Ăn dặm 3in1 – Ăn dặm từ trái tim giảng viên Hoàng Cường Lớp học thực hành “Đầu bếp của con” giảng viên Hoàng Cường