Top 15 # Xem Nhiều Nhất Sua Suy Dinh Duong Cho Be Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Trẻ Suy Dinh Dưỡng Nên Ăn Gì? Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:

– Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

– Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

– Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

– Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi – Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi – Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

3. Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc. Vậy, trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Cần bổ sung gì? Chế độ ăn như thế nào?

– Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm. – Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương). – Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay. – Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4. Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung những thực phẩm gì?

– Gạo, khoai tây. – Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng. – Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ. – Dầu, mỡ. – Các loại rau xanh và quả chín.

5. Chế độ ăn với bé suy dinh dưỡng nặng (độ III).

Cho nhiều bữa trong ngày. – Tăng dần calo. – Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ

Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6. Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

– Các loại Vitamin tổng hợp. – Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu. – Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

7. Chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng.

– Bé phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ. – Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8. Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).

Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.

Cho trẻ suy dinh dưỡng bổ sung nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm) – Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay) – Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả) – Dầu: 10ml (2 thìa cà phê) – Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

12h: Sữa: 200ml

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau. Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g

14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh:

20g (2 thìa cà phê).

17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con. Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.

Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

(PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải – Theo Viện Dinh dưỡng)

Các Món Ăn Cho Bé Suy Dinh Dưỡng

Tình hình là con gái mình 4T nhưng nặng chỉ có 13.8kg và cao 97cm thôi

. Bé lười ăn và ăn rất ít. Nhờ các mẹ chỉ giúp em cách nấu các món ăn ngon, dễ làm và dụ được bé ăn với

. Em đang stress quá rồi, cứ nghĩ tới bữa cho con ăn là muốn bệnh luôn. Thanks.

* NGUYÊN LIỆU: (cho 2 – 3 bữa).

– Gạo tẻ lức 50g (gạo lức còn nguyên cám, tốt cho sức khỏe hơn gạo tẻ thường) – Gạo nếp lức 20g – ý dĩ 10g – Đỗ xanh (hoặc đỗ đen) 20g – Hạt sen 10g – Vừng đen (nếu bé táo bón quá)5g – Khoai tây (hoặc khoai lang) 30g – Bí xanh (hoặc su su, hoặc ngô non) 30g – Bí đỏ (hoặc cà rốt) 30g – Xương ống (hoặc xương đuôi, hoặc xương gà…) 200 – 300g – Thăn lợn (hoặc thăn bò, hoặc cá chép, lươn, tôm, cua bể, gà, ếch, chim v…v….) 100 – 150g

*CHẾ BIẾN:

1. Xương ống rửa sạch, trần qua nước sôi cho sạch rồi cho vào nồi áp suất ninh 20 phút. 2. Gạo tẻ lức, gạo nếp lức, ý dĩ, hạt sen, đỗ xanh vo 2, 3 lần nước (không vo nhiều quá mất hết dinh dưỡng) 3. Khoai tây (khoai lang), bí xanh (su su, ngô non…) bí đỏ (cà rốt) gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. 4. Thăn lợn (thăn bò, gà, lươn, tôm, cua, cá v…v…) rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị, phi hành tỏi thơm, xào chín tới. 5. Cho nước xương (đã vớt lớp mỡ bên trên) vào hỗn hợp phần số 2 , bắc lên bếp nấu vừa lửa, khi hỗn hợp này nở vừa tới thì cho hỗn hợp số 3 vào và nấu mềm, có thể ninh bằng nồi áp suất hay nồi cơm điện ( chỉ cần mềm, không cần ninh nhừ quá). 6. Khi đã nguội, cho tất cả những hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn (các mẹ nên chia ra xay ít một, tránh đừng để máy quá tải), chú ý ước lượng sao cho không đặc quá, không loãng quá (nếu đã trót loãng quá thì khi mang ra nấu nên cho thêm chút bột sắn đã nghiền với chút nước, khuấy đều với súp trước khi nấu, cách này để tạo thêm độ sánh, làm cho súp không bị loãng quá thành nước – và còn rất mát, bổ nữa). Còn nếu đặc quá thì cho thêm chút nước lọc. Rồi chia đều cho mỗi bữa, những bữa sau phải được bảo quản trong lọ thủy tinh được đậy kín là tốt nhất, không nên dùng lọ hay hộp nhựa, bảo quản ở ngăn mát trong thời gian tối đa là 48h. Hoặc sau khi nấu, để nguội, chia đều ra các hộp, lọ…, cất tủ lạnh, rồi ăn bữa nào thì xay bữa ấy.

Còn nếu mẹ nào ngại nấu thì có thể nấu nhiều, chia làm nhiều bữa cất hộp nhựa cho vào ngăn đá, vì đồ thủy tinh không phù hợp ngăn đá – có thể để được 1 tuần hoặc hơn chút (nhưng đương nhiên không được tươi ngon bằng nấu đến đâu măm đến đó), khi hâm lại nên hâm trực tiếp bằng lửa, cho sôi kỹ 2, 3 phút, không nên hâm bằng lò vi sóng.

7. Ăn ngay: cho phần súp đã xay nhuyễn vào soong, nhỏ lửa, khuấy đều cho sôi khoảng 2 phút, nêm gia vị vừa ăn (nên cho bé ăn nhạt hơn người lớn chút), không nên cho mì chính vì cái này sẽ không tốt cho thần kinh của bé, khi gần được thì cho vào súp 1 miếng phô mai (cái này sẽ cung cấp cho bé đủ lượng can xi cần thiết và đồng thời làm cho vị súp thêm ngon miệng, hấp dẫn) và lấy đũa đánh nhuyễn (khi đã cho phô mai không nên nấu kỹ quá). Tắt bếp, cho 5ml dầu ăn, trộn đều rồi cho vào ca ủ cháo, ăn đến đâu múc ra bát con đến đấy để đảm bảo được độ nóng sốt cho bé.

Chú ý: Không nên cho su hào hay bắp cải vào súp vì mùi vị không thơm, thậm chí rất ngái. Nếu cho rau xanh xay nhuyễn vào thì phải cho bé ăn ngay trong bữa đó, không nên để đến bữa sau, rau xanh cất lâu như vậy không đảm bảo dinh dưỡng.

Sau mỗi bữa súp nên cho con ăn thêm quả chuối, hoặc thanh long, hay hộp sữa chua để tăng cường hấp thu và tiêu hóa cho bé.

Kết quả thu được: Sau một thời gian ngày nào cu nhà minh cũng xơi 2 bát (bữa sáng và chiều) như thế này thì (trộm vía) lớn trông thấy, má phính ra, tay chân có da có thịt chứ không trơ xương như trước. Đặc biệt căn bệnh táo bón cũng mất tiêu luôn. Ngày nào cũng ị, thành khuôn mềm, rất ổn chứ không rơi cộp cộp xuống bô như trước. Kèm theo, được nạp đủ dinh dưỡng nên không hay ốm như trước nữa. Năng vận động và năng học hỏi hơn. Tuy con trai mình 6 tuổi rồi nhưng ngày nào mình cũng cho ăn ít nhất là 1 bữa súp thế này để đảm bảo đủ chất cho bé. Còn cơm, mỳ, bún, phở thì vẫn ăn như bình thường, nhưng đối với mình bữa súp là quan trọng nhất. Vì ăn súp có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng vào cơ thể và rất tốt cho dạ dày, nhất là bữa sáng.

Món này do mình tự chế sau mấy năm điên đầu với sức khỏe của con, và món này dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em, đến người trưởng thành, người già, đặc biệt người ốm………… đều rất tốt. Mùi vị thì rất thơm ngon. Ngậy, ngậy, béo béo nhưng không thấy ngán vì có nhiều rau củ. Đứa cháu 4 tuổi của mình nó ghét nhất mấy món cháo súp, thế mà bây giờ nó cũng nghiện món này”

Cách làm: Lấy các lát bánh mỳ ra, dùng cái cắt bánh quy hình chú gấu, ấn vào giữa lát bánh để cắt. Phần ruột bánh cắt ra sẽ có hình gấu và bên trong lát bánh vuông bạn cũng có hình một chú gấu nữa.

Cho chảo lên bếp, đun chảy 1 thìa bơ sau đó đặt những lát bánh mỳ và phần ruột bánh đã cắt vào chảo rán. Nếu chảo không đủ chỗ thì phần ruột bánh hình thỏ cắt rời bạn sẽ rán sau.

Khi bánh bắt đầu vàng một mặt thì bạn đập trứng vào phần ruột bánh đã khoét lúc nãy. Trứng sẽ lan theo hình chú gấu rỗng ở giữa lát bánh mỳ. Rắc một chút xíu muối vào phần trứng.

Bạn nhớ lật ruột bánh trước bởi các miếng ruột bánh sẽ rất mau vàng.

Với các lát bánh có trứng thì khi trứng đông lại bạn mới nên lật mặt kia rán tiếp. Rán đến khi trứng vừa chín tới, và bánh mỳ cũng vừa có màu nâu vàng và thơm phức. Nếu bạn rán kỹ quá trứng sẽ bị khô và khó ăn.

Khi cho trứng ra đĩa bạn hãy lật trở lại mặt trứng ban đầu trông lát bánh mỳ sẽ đẹp hơn.

Trứng hấp rau củ Trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng, men… với số lượng tương quan với nhau rất thích hợp, đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể. 1. Nguyên liệu : – Trứng vịt : 1 quả – Cà rốt cắt hạt lựu : 20g – Đậu petipois : 10g – Dầu ăn : 1 muỗng 5g – Gia vị: Nước mắm, đường

2. Chế biến : – Cà rốt, đậu petipois luộc chín. – Bắc chảo lên bếp , phi tỏi cho thơm, cho rau củ vào xào, nêm nước mắm,đường cho vừa ăn. – Đập trứng ra chén, cho rau củ vào , trộn đều. Cho hỗn hợp trứng và rau củ vào chén, chưng cách thủy.

Để món ăn thêm phần hấp dẫn, bạn có thể cho trứng vào khuôn hình vuông. Trứng chín, dùng dao cắt xéo thành từng miếng nhỏ. Xếp trứng ra dĩa, trang trí thêm hoa, lá tỉa từ trái cà chua, dưa leo hoặc vài cọng ngò rí.

Cải Thiện Bữa Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng được định nghĩa là một tình trạng dinh dưỡng trong đó thiếu hay thừa năng lượng, ảnh hưởng bất lợi lên mô và cơ thể. Do đó chế độ ăn đối với trẻ suy dinh dưỡng yêu cầu sự cân bằng năng lượng và tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ và tất yếu việc suy dinh dưỡng sẽ làm trẻ thiếu năng lượng, không thể phát triển được thể chất và tinh thần.

Ăn uống

Chủ yếu do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con

+ Cho ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.

+ Cai sữa sớm dưới 12 tháng

+Thức ăn sử dụng cho trẻ không đảm bảo chất lượng và số lượng theo lứa tuổi.

Nhiễm khuẩn

Suy dinh dưỡng thường xuất hiện sau các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, viêm phổi, tiêu chảy… mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.

Những yếu tố khác như cân nặng lúc đẻ dưới 2500gram, mẹ không có sữa hoặc ít sữa, dị tật bẩm sinh…

Các cách cải thiện bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Tăng lượng dầu

Lượng dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng gấp đôi so với các loại chất khác như đạm và tinh bột, giúp cơ thể trẻ hấp thụ các dưỡng chất khác tốt hơn. Các mẹ nên cho thêm vào khẩu phần ăn của trẻ một thìa dầu ăn hoặc mỡ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn dành riêng cho trẻ em có thể dùng trộn ngay sau khi thức ăn đã nấu chín.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Không nên xay thức ăn quá nhuyễn bởi trong quá trình xay, các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị chuyển hóa. Khi chế biến, tốt nhất nên băm nhỏ thức ăn, nấu mềm sao cho trẻ vẫn có cảm giác được nhai. Các mẹ cũng nên chú ý tới thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ.

Với trẻ suy dinh dưỡng, các mẹ nên cho trẻ bổ sung trứng, thịt, cá, rau xanh… chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng.

Khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng, cần bổ sung vitamin và muối khoáng vào thành phần của trẻ.

Cho trẻ ăn đặc vừa phải

Với trẻ ăn được cơm, tốt nhất là cho trẻ ăn cơm, cơm giúp trẻ no lâu. Nếu thay cơm bằng cháo, các mẹ nên nấu đặc vừa phải, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ. Không nên nấu đặc quá, trẻ sẽ khó nuốt.

Khi trẻ biếng ăn, các mẹ nên tăng số bữa ăn lên cho trẻ. Thay vì 3 bữa một ngày, có thể tăng lên 5 đến 6 bữa một ngày. Ngoài các bữa chính, các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm một số bữa phụ như cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua, hoa quả. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá nhiều ở bữa phụ vì như thế sẽ làm trẻ chán, ảnh hưởng tới bữa chính.

Thực Đơn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng Từ 6

Những nguyên tắc trong cách nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

+ Tăng cường chất bổ. Các món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng càng đa dạng càng tốt. Cách chế biến tùy theo lứa tuổi như cắt nhuyễn, nấu mềm, nêm nếm theo khẩu vị ưa thích của trẻ.

+ Thêm dầu mỡ vào đồ ăn. Năng lượng dầu mỡ gấp đôi chất đạm, bột. Mẹ bổ sung 1 muỗng dầu hoặc mỡ vào mỗi bát cháo, bột, cơm để trẻ hấp thụ tốt hơn các vitamin D, E.

+ Nấu đặc vừa phải. Mẹ nêm nếm mùi vị hấp dẫn tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ.

+ Không ép trẻ ăn. Hành động này chỉ khiến trẻ sợ hãi, nôn trớ và về lâu dài lại dễn đến tình trạng biếng ăn. Những chỉ dẫn về cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cung cấp cho mẹ kiến thức cần thiết để đối phó với căn bệnh này.

Vai trò của 4 nhóm dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất

Thực đơn món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung 4 nhóm dưỡng chất bao gồm:

+ Tinh bột cung cấp năng lượng dồi dào nhất, nhiều hơn cả chất đạm và béo. Tinh bột được chia làm 2 loại: carbohydrate đơn giản (đường sữa, đường ăn, đường trái cây) và carbohydrate phức tạp (rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, hạt, các loại đậu).

+ Chất xơ có nhiều trong rau xanh, các loại đậu, đóng vai trò giống như chiếc chổi làm sạch đường tiêu hóa, giảm cholesterol xấu, điều hóa đường huyết, phòng ngừa bệnh béo phì, táo bón, tiểu đường, tim mạch và ung thư.

+ Chất béo giúp bổ sung năng lượng và đóng vai trò là dung môi vận chuyển vitamin A, D, E, K tan trong dầu mỡ thẩm thấu tốt hơn trong cơ thể.

+ Đạm chứa nhiều trong thịt gà, lợn, cá, bò, trứng, cua giúp xây dựng các mô và tế bào duy trì sự sống.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 6 – 12 tháng tuổi

+ Nước cháo xay trộn sữa. Mẹ lấy 70g gạo tẻ (2 nắm tay), 70g thịt nạc, rau củ quả nấu 600ml cháo nhuyễn, chia làm 4 bữa và thêm 3-5 thìa sữa bột/bữa.

+ Sữa cao năng lượng là sản phẩm tăng cường dinh dưỡng. Thông thường, trong 1ml sữa có thể cung cấp 1Kcal. 1 lít sữa cao năng lượng sẽ bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng từ 800 tới 2000Kcal. Mẹ cho con uống theo hướng dẫn pha với nước sôi để ấm, mỗi ngày khoảng 500ml.

+ Bột hoặc cháo xay. Mẹ cho bé ăn 3-4 bữa/ngày. Nếu trẻ ăn ít có thể tăng số bữa. Mẹ nên dùng nước giá đậu xạnh làm lỏng thức ăn. Lưu ý 10g giá đậu xanh/10g bột, trong đó giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột.

Với các bé bị suy dinh dưỡng, thể trạng yếu ớt, thiếu sức sống sẽ khiến con luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu tự tin về bản thân khi giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, mẹ hãy trang bị những kiến thức đầy đủ về món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng để giúp con mau tăng cân, phục hồi thể trạng khỏe mạnh.

Ngoài áp dụng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng từ 6-12 tháng tuổi như trên, mẹ nên chú ý đến khả năng hấp thu thức ăn của trẻ. Đặc biệt ở độ tuổi này trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn mới ngoài sữa nên dễ gặp phải các chứng rối loạn tiêu hóa.

Lúc này mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn dặm phù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ, phương pháp chế biến và cách cho trẻ ăn cũng cần được chú trọng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung thêm men vi sinh theo từng đợt để duy trì sự cân bằng môi trường đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ luôn mạnh khỏe, ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn, phòng và hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng suy dinh dưỡng.