Top 9 # Xem Nhiều Nhất Sức Khỏe Tâm Sinh Làm Bánh Bao Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac

Ung thư là một căn bệnh đáng sợ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong thập kỷ qua. Nhưng bạn có thể ngăn ngừa ung thư với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và luôn thấy yêu đời.

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn 18 loại thực phẩm có đặc tính chống ung thư.

Bắp cải

Bắp cải là một loại rau làm cho bạn mạnh mẽ hơn và được xem là rau thuốc. Hợp chất Indole-3-carbinol có trong bắp cải ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư vú. Indole-3-carbinol chuyển đổi các ảnh hưởng có hại của estrogen thành một hợp chất hữu ích.

Súp lơ

Bên cạnh bắp cải, các loại rau họ cải khác là súp lơ là thực phẩm chiến đấu lại bệnh ung thư. Súp lơ có thể lại chống ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Súp lơ giúp cơ thể giải độc, nó là một chất chống oxy hóa và nó có đặc tính kháng viêm.

Nấm

Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.

Bông cải xanh

Sulforaphane có trong rau họ cải như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh có thể chống ung thư. Hợp chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Cà rốt

Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Khoai lang

Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.

Bưởi

Bưởi được được biết có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thúc đẩy giải độc trên cơ thể. Nó cũng là một trong những thực phẩm chiến đấu lại ung thư đại tràng. Flavonoid trong bưởi làm chậm quá trình sản xuất ra tế bào ung thư.

Nho

Các nghiên cứu đã chứng minh nho là thực phẩm chiến đấu chống lại ung thư. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý hạt nho chứa proanthocyanidins hóa chất giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú .

Cà chua

Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Mâm xôi, dâu tây

Quả mâm xôi và dâu tây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.

Đu đủ

Đu đủ có chứa các hợp chất beta carotene và lycopene rất hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành “superfood” chống lại ung thư.

Cam và chanh

Những thực phẩm này có chứa limonene giúp tăng khả năng miễn dịch giết chết các tế bào ung thư. Cam và chanh là một cách tuyệt vời để chống lại các gốc tự do.

Hạt lanh

Hạt lanh có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Hạt lanh giúp tránh được ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tỏi

Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy và ung thư vú.

Nghệ

Curcumin trong củ nghệ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm chậm lại sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư.

Trà xanh

Trà xanh có thể được dùng để tăng tốc độ trao đổi chất và giảm cân. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư.

Sản phẩm đậu nành

Dưa hấu

Lycopene có mặt trong cà chua cũng được tìm thấy trong dưa hấu. Lycopene là một hợp chất có thể chống ung thư.

Theo Dân Việt/Healthmeup

Hướng Dẫn Tự Làm Bánh Yến Mạch Tốt Cho Sức Khỏe

100 gam bột mì

150 gam yến mạch khô

100 gam bơ đã được làm mềm sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh

60 gam đường cát trắng

1 quả trứng gà

¼ thìa baking soda

25 gam dừa vụn

60g chocolate chip

60 gam việt quất sấy khô

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu trên và những dụng cụ cần thiết như âu trộn, lò nướng, khay nướng và giấy nến để có thể làm được món bánh yến mạch hoàn hảo nhất.

Cách làm bánh yến mạch đơn giản, dễ làm

Để làm được bánh yến mạch đơn giản, bạn hãy làm theo những bước sau:

Bước 1: Cho bơ đã được làm mềm vào âu và thêm vào những nguyên liệu đường cát trắng, trứng, baking soda vào và trộn đều bằng phới lồng, trộn thật đều tay sao cho các nguyên liệu hòa lẫn vào nhau.

Bước 2: Tiếp tục cho bột mì đã được ray mịn vào và đánh tiếp cho đến khi nào hỗn hợp được hòa quyện

Bước 3: Cho tiếp yến mạch, việt quất khô, dừa vụn và chocolate chip vào hỗn hợp và đánh thật đều.

Bước 4: Dùng tay nặn hỗn hợp đã được hòa quyện thành những viên bánh quy tròn và ép sao cho bánh hơi dẹt xuống.

Bước 5: Cho bánh yến mạch vào khay nướng đã được lót giấy nến vào khay.

Bước 6: Cho sản phẩm vào lò nướng và nướng ở nhiệt độ 180 độ C và canh thời gian trong vòng 15 phút.

Bước 7: Lấy khay bánh ra khỏi lò và cho bánh yến mạch đã chín bày ra đĩa.

Chỉ với những bước thật đơn giản bạn đã có thể tự làm được món bánh yến mạch tốt cho sức khỏe cho mình gia đình. Hãy áp dụng phương pháp này và thường xuyên làm bánh yến mạch để có thể vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa làm món ăn tuyệt vời cho gia đình và bạn bè.

Những lưu ý cần thiết khi làm món bánh yến mạch

Bạn có thể thay thế những nguyên liệu như việt quất khô thành nho khô hoặc những nguyên liệu khác hợp với khẩu vị và sở thích của mình.

Bánh sau khi nướng chín sẽ có màu hơi nâu của chocolate, khi ăn vào bạn sẽ hoàn toàn cảm nhận được hương vị giòn tan của yến mạch, việt quất vaf nho khô,…

Bánh yến mạch sẽ tuyệt vời hơi khi bạn ăn cùng với một cốc sữa tươi nóng vào buổi sáng để có thể cung cấp một nguồn dưỡng chất quan trọng. Bánh yến mạch là một món ăn tuyệt vời và ngon miệng, dễ ăn và không thể thiếu trong thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Bạn đang có cho mình một ý định giảm cân nhưng vẫn chưa tìm ra được những loại thực phẩm ăn kiêng vừa hợp với khẩu vị lại vừa có thể giảm cân thì bánh yến mạch sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn ngay lúc này.

Bánh yến mạch cung cấp rất nhiều protein, chất xơ và những dưỡng chất cần thiết nhưng lại chứa rất ít calo giúp bạn không bị tăng cân khi ăn trong thời gian dài.

Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, bánh yến mạch cung cấp một lượng dưỡng chất giúp trẻ có thể phát triển trí não toàn diện và giúp trẻ thông minh hơn.

Hãy thêm nó vào thực đơn sáng của trẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ăn bánh yến mạch vào 3 tiếng trước khi làm việc, đặc biệt là những việc phải thường xuyên hoạt động tay chân và vận động nhiều sẽ giúp cơ thể có thể đổ cháy được lượng mỡ thừa trong cơ thể một cách nhanh chóng và cung cấp thêm nguồn năng lượng cần thiết cho cơ bắp.

Ăn thực phẩm này thường xuyên là một cách để làm việc được lâu hơn mà không gây mệt mỏi, giúp cơ thể dẻo dai và chắc khỏe hơn.

Đối với các phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh thì hiện tượng thừa chất xơ từ các loại ngũ cốc thì nguy cơ dẫn đến ung thư vú rất cao.

Ăn bánh yến mạch mỗi ngày sẽ phòng ngừa được nguy cơ ung thư vú, vì yến mạch có tác dụng làm giảm sự gia tăng lượng chất xơ và cân bằng được nội tiết tố trong cơ thể.

Trong bánh chứa các thành phần làm giảm hàm lượng cholesterol xấu LDL và không làm ảnh hưởng đến các cholesterol tốt HDL.

Sử dụng mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ tiểu đường, béo phì và các bệnh về tim mạch.

Trong thành phần của bánh yến mạch chứa rất nhiều chất sắt, kẽm, calcium, acid folic và các vitamin B giúp giảm nguy cơ suy nhược thần kinh và gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra bánh yến mạch còn tránh bệnh táo bón một cách hiệu quả.

Bánh yến mạch với cách làm đơn giản sẽ giúp bạn và gia đình có thêm được một món ăn ngon vào thực đơn mỗi ngày và bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hãy làm bánh yến mạch mỗi ngày để cùng gia đình thưởng thức.

Sức Khỏe: Cách Ăn Rong Biển Có Lợi Cho Sức Khỏe

Như Thương hiệu & Sản phẩm đã thông tin tước đó, rong biển là nguyên liệu trong rất nhiều món ăn, chúng là nguồn cung cấp canxi, folate, vitamin B và magiê dồi dào. Ngoài ra rong biển còn có một số lợi ích mà không phải ai cũng biết đến.

Làm đẹp da

Rong biển đỏ là nguồn cung cấp a xít béo Omega-3, giúp giảm viêm, làm giảm nguy cơ mụn trứng cá mụn và các vấn đề về da khác, làm da mịn màng, trẻ trung hơn. Mùa đông là thời gian tuyệt vời để ăn các thực phẩm giàu Omega-3 để giúp chống lại các tác động làm khô da do thời tiết.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Một số người khi ăn các loại đậu thường bị đầy hơi và tức bụng. Nếu bạn bị như vậy, hãy cho thêm rong biển kombu, một loại rong biển rất phổ biến, vào nấu cùng với đậu thì các triệu chứng kia sẽ hoàn toàn biến mất.

Rong biển còn có một số lợi ích mà không phải ai cũng biết đến.

Rong biển có nhiều lợi ích là vậy nhưng nếu không biết cách ăn bạn sẽ rước họa vào thân.

Tăng nguy cơ bị mụn nhọt

Rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Đặc biệt đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, tuy ăn rong biển cũng không quá nguy hại nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.

Nên ăn rong biển bao nhiêu là đủ

Đối với phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1- 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg iốt mỗi ngày. Tương tự, hàm lượng iốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và cho con dao động ở mức 0,22mg – 0,27mg.

Mặt khác, theo nghiên cứu, cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg iốt. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày không nên ăn quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.

Rong biển nên và không nên ăn chung với thực phẩm nào?

Rong biển không nên ăn chung với các nguyên liệu khác như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.

Ngược lại, rong biển rất thích hợp ăn kèm với tôm. Do tôm có tác dụng bổ sung Canxi, khi kết hợp với rong biển còn có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, ung thư đại tràng. Phụ nữ mang thai cũng có thể ăn thêm rong biển để hỗ trợ cho sự sinh trưởng phát triển của thai nhi. Rong biển cũng nhiều lợi ích hơn khi ăn chung với sườn heo. Món canh rong biển hầm sườn heo có tác dụng làm giảm chứng ngứa ngáy da.

Hạ Vy

Ăn Đậu Rồng Sau Sinh Có Tốt Không? Blog Sức Khỏe Hoàn Mỹ Breast Care

Đậu rồng không chỉ cung cấp giá trị dinh dưỡng cao mà còn được coi như vị thuốc bổ dưỡng hợp với nhiều lứa tuổi. Vậy ăn đậu rồng sau sinh có tốt không? Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Ăn đậu rồng sau sinh có tốt không?

Đậu rồng hay còn được gọi là đậu khế hoặc đậu xương rồng, trái thuộc dạng quả đậu nhưng có rìa tạo thành 4 cánh mép dợn sóng, trong chứa nhiều hạt. Ngày nay, đậu rồng ngoài màu xanh truyền thống người ta còn cho lai nhiều giống hạt mới cho đậu rồng có màu vàng, trắng, nâu hoặc đen.

Theo chia sẻ của bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế:

Ở đậu rồng có chứa rất nhiều protein (hơn 50%), trong đó gồm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 10 loại khoáng tố gồm Fe, Ca, Mg, Zn, Cu, Mn, Se, Na, K, P, nhiều vitamin nhóm B, các loại đường đơn, chất xơ và một ít chất béo.

Đặc biệt, sau khi sinh tình trạng thiếu sữa là rất phổ biến ở các mẹ. Theo y học cổ truyền, vị ngọt và tính mát trong đậu rồng cực kỳ an toàn cho thai nhi, từ đó giúp mẹ bầu tăng tiết sữa sau sinh để có đủ lượng sữa nuôi dưỡng bé cưng trong những tháng đầu đời.

Để trả lời cho câu ăn đậu rồng sau sinh có tốt không? thì câu trả lời là có. Vì hàm lượng dinh dưỡng trong đậu rồng cao, mang lại lợi ích tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, hồi phục sức khỏe nhanh, tăng tiết sữa sau sinh và ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu.

Lưu ý:

Mẹ bầu nên chọn những trái đậu rồng còn tươi, không có các đốm nâu.

Trước khi ăn cần rửa sạch, cắt bỏ cuống và để khô ráo.

Chỉ nên để từ 1 – 2 ngày trong tủ lạnh và phải được bọc kín.

Gợi ý một số món ăn từ đậu rồng tốt cho mẹ sau sinh

Nguyên liệu: đậu rồng, hành khô, dầu hào, hạt tiêu, nước và gia vị.

Cách chế biến: Rửa sạch đậu rồng và cắt nhỏ, tiếp theo đó là phi hành thơm rồi cho đậu rồng cùng các gia vị, hầu hào và một chút nước. Đun đến khi đậu chín rồi cho ra đĩa.

Nguyên liệu: đậu rồng, tỏi, hành lá và các gia vị.

Cách chế biến: đậu rồng được rửa sạch và cắt lát thành miếng vừa ăn. Tiếp theo phi tỏi thơm trút ra chén, rồi cho đậu rồng vào xào vừa xanh cho thêm gia vị. Cuối cùng sau khi đậu chín thì cho ra đĩa rắc tỏi, hành lá lên trên.

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể ăn sống đậu rồng hoặc nấu các món như đậu rồng xào thịt, đậu rồng nấu canh chua, đậu rồng xào lòng gà,… tùy theo khẩu vị của mỗi chị em.

Cập nhật lần cuối vào ngày 13 tháng 08 năm 2020 lúc 07:14 bởi