Top 10 # Xem Nhiều Nhất Sức Khỏe Tâm Sinh Làm Sữa Chua Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac

Ung thư là một căn bệnh đáng sợ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong thập kỷ qua. Nhưng bạn có thể ngăn ngừa ung thư với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và luôn thấy yêu đời.

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn 18 loại thực phẩm có đặc tính chống ung thư.

Bắp cải

Bắp cải là một loại rau làm cho bạn mạnh mẽ hơn và được xem là rau thuốc. Hợp chất Indole-3-carbinol có trong bắp cải ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư vú. Indole-3-carbinol chuyển đổi các ảnh hưởng có hại của estrogen thành một hợp chất hữu ích.

Súp lơ

Bên cạnh bắp cải, các loại rau họ cải khác là súp lơ là thực phẩm chiến đấu lại bệnh ung thư. Súp lơ có thể lại chống ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Súp lơ giúp cơ thể giải độc, nó là một chất chống oxy hóa và nó có đặc tính kháng viêm.

Nấm

Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.

Bông cải xanh

Sulforaphane có trong rau họ cải như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh có thể chống ung thư. Hợp chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Cà rốt

Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Khoai lang

Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.

Bưởi

Bưởi được được biết có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thúc đẩy giải độc trên cơ thể. Nó cũng là một trong những thực phẩm chiến đấu lại ung thư đại tràng. Flavonoid trong bưởi làm chậm quá trình sản xuất ra tế bào ung thư.

Nho

Các nghiên cứu đã chứng minh nho là thực phẩm chiến đấu chống lại ung thư. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý hạt nho chứa proanthocyanidins hóa chất giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú .

Cà chua

Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Mâm xôi, dâu tây

Quả mâm xôi và dâu tây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.

Đu đủ

Đu đủ có chứa các hợp chất beta carotene và lycopene rất hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành “superfood” chống lại ung thư.

Cam và chanh

Những thực phẩm này có chứa limonene giúp tăng khả năng miễn dịch giết chết các tế bào ung thư. Cam và chanh là một cách tuyệt vời để chống lại các gốc tự do.

Hạt lanh

Hạt lanh có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Hạt lanh giúp tránh được ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tỏi

Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy và ung thư vú.

Nghệ

Curcumin trong củ nghệ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm chậm lại sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư.

Trà xanh

Trà xanh có thể được dùng để tăng tốc độ trao đổi chất và giảm cân. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư.

Sản phẩm đậu nành

Dưa hấu

Lycopene có mặt trong cà chua cũng được tìm thấy trong dưa hấu. Lycopene là một hợp chất có thể chống ung thư.

Theo Dân Việt/Healthmeup

18 Thực Đơn Mẹ Sinh Thường Sinh Mổ Nên Ăn Để Nhiều Sữa Cho Con Bú, Hồi Phục Sức Khỏe Nhanh Chóng

Cái em lo nhất là khoảng ăn uống sau sinh, ăn gì để không ớn trong suốt 1 tháng ở cữ vì em kén ăn không đủ sữa cho con bú. Em định cho con bú tới 1 tuổi đấy ạ, thế là lại dò trên mạng xem chia sẻ của các mẹ!

Hay quá, em phát hiện được một kho thực đơn sau sinh dành cho mẹ sinh mổ (và cả sinh thường) từ facebook Thùy Duyên Nguyễn, vừa giải ngán cho mẹ, vừa có nhiều sữa cho con bú! Em có copy lại đây để dành nhờ chồng nấu ăn dần, những 18 thực đơn đủ xoay vòng trong một tháng, em chia sẻ cùng các mẹ luôn nha!

Thực đơn sau sinh 1

– Thịt thăn rim nghệ tôm; – Cơm trắng; – Thịt viên nấu đu đủ xanh; – Củ cải trắng luộc; – Tráng miệng: sữa chua và chuối.

Thực đơn sau sinh 2

– Trứng gà luộc; – Củ cải luộc; – Ruốc thăn; – Thịt viên nấu bầu băm; – Cơm trắng.

Thực đơn sau sinh 3 Thực đơn sau sinh 4 Thực đơn sau sinh 5

– Gà rang gừng; – Bầu băm nấu mọc; – Tôm đồng rang; – Cơm trắng; – Tráng miệng: Dứa ngọt.

Thực đơn sau sinh 6 Thực đơn sau sinh 7

– Thịt thăn rim; – Canh rau ngót nấu thịt băm; – Rau bí xào thịt bò; – Cơm trắng; – Tráng miệng: Thanh lỏng đỏ.

Thực đơn sau sinh 8 Thực đơn sau sinh 9

– Chả lá lốt chiên (Bỏ món này); – Trứng gà luộc; – Ruốc thịt thăn; – Bí luộc + nước canh luộc; – Cơm trắng.

Thực đơn 10 Thực đơn 11 Thực đơn 12 Thực đơn 13 Thực đơn 14

– Nem rán; – Thịt nhồi mướp đắng hấp;

– Lặc lè + nước canh luộc; – Cơm trắng.

Thực đơn 15 Thực đơn 16

– Chim bồ câu quay; – Rau bí xào tỏi; – Nước canh rau luộc; – Cơm trắng.

Thực đơn 17 Thực đơn 18

– Gà rim tiêu; – Rau bí luộc và canh; – Cơm trắng.

Nguồn: facebook Thùy Duyên Nguyễn trên trang khỏi vắt óc nghĩ món ăn mỗi ngày

Công Dụng Với Sức Khỏe Và Cách Nấu Sữa Bắp Thơm Ngon

Sữa bắp không chỉ là thức uống hấp dẫn nhờ hương vị thơm béo mà còn là thực phẩm dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Công dụng của sữa bắp Sữa bắp rất tốt đối với hệ tiêu hóa

Thành phần chính của bắp ngô có trong hạt bắp là tinh bột, do đó rất dễ được hệ tiêu hóa hấp thu bạn sẽ không phải lo lắng về tiêu hóa khi dùng quá nhiều sữa bắp hàng ngày.

Bên cạnh đó việc hấp thu tốt lượng chất từ tinh bột sẽ làm giảm nguy cơ bị một số vấn đề về tiêu hóa khác như vấn đề táo bón, hay tiêu chảy. Thành phần tinh bột trong sữa bắp cũng giúp bạn ổn định lượng đường trong máu.

Sữa bắp cũng có tác dụng tốt với mắt

Trong bắp cũng có chứa lượng vitamin A nhất định rất có lợi cho mắt của bạn, đặc biệt trong bắp còn có chứa lutein và zeaxanthin 2 chất quan trọng trong việc giúp chống lão hóa điểm vàng. Do đó sữa bắp cũng có những tác dụng trên đối với thị lực của bạn.

Tốt cho não bộ

Trong hạt bắp chứa nhiều vitamin nhóm B như B1,B5 và B3 giúp bạn cải thiện tình trạng hay quên, hay giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer ở người già. Vitamin B và tinh bột trong sữa bắp cũng giúp bạn duy trì lượng đường trong máu , giúp não bộ của bạn hoạt động tốt hơn trong tình trạng căng thẳng và phải làm nhiều việc.

Sữa bắp tốt với phụ nữ mang thai và những người thiếu máu

Như bạn biết axit folic rất cần cho phụ nữ mang thai, trong sữa bắp có chứa thành phần này. Axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, rất cần cho người thiếu máu. Vitamin C trong sữa bắp giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng.

Sữa bắp tốt với tim mạch của bạn

Trong bắp có chứa lutein, folate, vitamin B3, magesium… Những chất này có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp thành mạch máu khỏe hơn, giảm các nguy cơ về đau tim và các nguy cơ đột quỵ Sữa bắp ngăn ngừa lão hóa nhanh

Ngoài các công dụng kể trên, trong sữa bắp còn có chứa chất béo lecithin- có tác dụng với vỏ bọc hệ thần kinh và Vitamin E có khả năng chống oxy hóa tốt, giúp cải thiện làn da và điều hòa khí huyết ở phụ nữ, rất phù hợp cho việc làm đẹp.

Cách nấu sữa bắp Nguyên liệu

2 quả bắp ngọt

1 bịch sữa tươi không đường

Ít sữa đặc hoặc đường (tùy theo sở thích)

1,5 lít nước lọc

Cách làm

Bắp lột vỏ, tách hạt, sau đó đem xay nhuyễn, lược mịn rồi cho vào nồi đun với sữa tươi và sữa đặc trong 10 phút ta có thành phẩm là sữa bắp bép thơm.

Lưu ý khi nấu khuấy đều để tinh bột bắp không đọng dưới đáy.

Sức Khỏe: Cách Ăn Rong Biển Có Lợi Cho Sức Khỏe

Như Thương hiệu & Sản phẩm đã thông tin tước đó, rong biển là nguyên liệu trong rất nhiều món ăn, chúng là nguồn cung cấp canxi, folate, vitamin B và magiê dồi dào. Ngoài ra rong biển còn có một số lợi ích mà không phải ai cũng biết đến.

Làm đẹp da

Rong biển đỏ là nguồn cung cấp a xít béo Omega-3, giúp giảm viêm, làm giảm nguy cơ mụn trứng cá mụn và các vấn đề về da khác, làm da mịn màng, trẻ trung hơn. Mùa đông là thời gian tuyệt vời để ăn các thực phẩm giàu Omega-3 để giúp chống lại các tác động làm khô da do thời tiết.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Một số người khi ăn các loại đậu thường bị đầy hơi và tức bụng. Nếu bạn bị như vậy, hãy cho thêm rong biển kombu, một loại rong biển rất phổ biến, vào nấu cùng với đậu thì các triệu chứng kia sẽ hoàn toàn biến mất.

Rong biển còn có một số lợi ích mà không phải ai cũng biết đến.

Rong biển có nhiều lợi ích là vậy nhưng nếu không biết cách ăn bạn sẽ rước họa vào thân.

Tăng nguy cơ bị mụn nhọt

Rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Đặc biệt đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, tuy ăn rong biển cũng không quá nguy hại nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.

Nên ăn rong biển bao nhiêu là đủ

Đối với phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1- 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg iốt mỗi ngày. Tương tự, hàm lượng iốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và cho con dao động ở mức 0,22mg – 0,27mg.

Mặt khác, theo nghiên cứu, cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg iốt. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày không nên ăn quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.

Rong biển nên và không nên ăn chung với thực phẩm nào?

Rong biển không nên ăn chung với các nguyên liệu khác như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.

Ngược lại, rong biển rất thích hợp ăn kèm với tôm. Do tôm có tác dụng bổ sung Canxi, khi kết hợp với rong biển còn có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, ung thư đại tràng. Phụ nữ mang thai cũng có thể ăn thêm rong biển để hỗ trợ cho sự sinh trưởng phát triển của thai nhi. Rong biển cũng nhiều lợi ích hơn khi ăn chung với sườn heo. Món canh rong biển hầm sườn heo có tác dụng làm giảm chứng ngứa ngáy da.

Hạ Vy