Top 9 # Xem Nhiều Nhất Tác Dụng Của Rong Biển Nấu Canh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Tác Dụng Của Rong Nho Biển

Tác dụng của rong nho biển – Khám phá chi tiết về rong “thần dược”

Rong nho biển – hay còn được mệnh danh là rong “thần dược” – là một loại thực phẩm được các gia đình ưa chuộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Việt Nam, nguồn cung loại rong nho biển này còn khá ít. Trong các siêu thị lớn cũng chỉ xuất hiện số lượng nhỏ theo mùa, đi kèm với các món ăn, hải sản Nhật Bản.

Rong nho biển là gì? Thông tin cơ bản về rong nho biển

Rong nho biển là một loại thực vật thuộc họ tảo. Sở dĩ được đặt tên là “nho biển” là bởi loại rong này được tìm thấy ở vùng biển nước mặn, có bề ngoài hệt như một chùm nho mini với màu xanh cực kỳ mướt mắt.

Hiện nay trên các trang bán hàng có chia sẻ và giới thiệu rất nhiều các loại rong khác nhau: rong nho biển Nhật Bản, rong nho biển Sabudo, rong nho biển Nha Trang. Loại rong nho biển này xuất hiện nhiều ở vùng biển khu vực Châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản. Từng cây rong nho kích thước lớn cùng vị giòn mát tuyệt vời khiến rong nho Nhật Bản trở thành sự lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng.

Rong nho biển Sabudo là sản phẩm của Việt Nam, tuy nhiên được nhân giống từ loại rong nho biển chuẩn Nhật Bản, được nuôi trồng tự nhiên tại vùng biển sạch Nha Trang. Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất và nuôi trồng không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào nên từng sản phẩm luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nội địa Nhật.

Hiện nay, Sabudo có hai dòng sản phẩm là rong nho biển tươi và rong nho biển tách nước. Sản phẩm rong nho biển tách nước được đóng hộp, bảo quản với mục đích dễ dàng vận chuyển, giúp người tiêu dùng có thể sử dụng và bảo quản dễ dàng trong thời gian dài.

Với những người chưa từng thử rong nho biển, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi thắc mắc, rong nho biển có vị gì, mùi hương như thế nào?

Từ A đến Z tác dụng của rong nho biển

Tăng cường thị lực

Trong thành phần của rong nho biển có chứa sắt và vitamin A. Bởi vậy loại thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức khỏe thị lực, phòng chống các bệnh về mắt. Trẻ em, người bị cận, loạn, lão thị, người bị khô mắt, quáng gà nên sử dụng thường xuyên sản phẩm này.

Giảm nguy cơ tiểu đường

Một trong những tác dụng rong nho biển mang đến cho con người là giảm nguy cơ tiểu đường. Điều này là nhờ lượng vitamin C có trong rong nho biển giúp ta kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, giảm biến chứng, giúp phòng chống và cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.

Giúp xương chắc khỏe

Thành phần protein, canxi, các axit béo có trong rong nho biển có tác dụng giúp cơ thể kháng viêm, cải thiện chứng bệnh đau, viêm khớp. Nhờ vậy, rong nho thích hợp với người già và phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa và cải thiện chứng loãng xương. Rong nho đối với cơ thể có nhiều tác dụng như vậy, chắc hẳn bạn không còn phải băn khoăn ” Ăn rong nho biển có tác dụng gì?” nữa phải không nào?

Làm đẹp da

Nhờ lượng chất béo vừa đủ, công dụng rong nho biển còn giúp bảo vệ và cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu. Nhờ vậy, làn da của bạn luôn mềm mịn, không khô hay bong tróc. Ngoài ra trong rong biển cũng chứa collagen và chất chống oxy hóa, giúp nuôi dưỡng da và tóc, làm hạn chế quá trình lão hóa của làn da.

Sử dụng rong nho biển sao cho đúng cách? Rong nho biển ăn như thế nào?

Rong nho biển được chia làm 2 loại: rong nho biển tươi và rong nho biển tách nước.

Đối với rong nho biển tươi, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn cùng các nguyên liệu khác, tuy nhiên loại này thường có bị mặn và tanh hơn cũng như khó bảo quản lâu.

Rong nho biển ăn như thế nào?

Rong nho biển có thể ăn trực tiếp mà không cần các món ăn kèm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần thực hiện bước sơ chế để giảm bớt vị mặn của rong. Lưu ý không nên ngâm trong thời gian quá lâu, bởi nước sẽ làm mất đi vị nguyên vẹn của rong.

Khi không sử dụng hết, hãy buộc kín rong nho và bảo quản ở nhiệt độ 25 – 30 độ C. Màu sắc quả rong có thể chuyển màu xanh đậm và xanh nhạt do thiếu quang hợp, tuy nhiên chất lượng của rong không hề thay đổi.

Rong nho biển ăn với gì?

Khi giới thiệu sản phẩm rong nho biển mới này, IMOCHI nhận được rất nhiều thắc mắc từ khách hàng về Rong nho biển chấm với gì? Rong nho biển chấm gì ngon? hay Rong nho biển ăn với nước chấm gì?

Ngoài ra với câu hỏi Rong nho biển làm món gì ngon? thì rong nho biển chế biến được rất nhiều món ăn kể cả món Nhật, món Hàn, món Việt Nam. Bạn có thể cân nhắc thực hiện các món Salad rong nho biển cho bữa cơm của gia đình bởi rong nho biển thực sự là “thần dược” cho sức khỏe của cả nhà đấy!

Địa chỉ mua rong nho biển uy tín chất lượng. Mua rong nho biển ở đâu?

Trên các trang web, mạng xã hội hiện nay có rất nhiều shop phân phối và bán sản phẩm rong nho biển với đa dạng chủng loại, thương hiệu và giá cả. Chính bởi vậy, đôi khi khiến người tiêu dùng bối rối vì không biết mua rong nho biển ở đâu.

Các địa chỉ phân phối rong nho Nhật Bản chính hãng uy tín, chất lượng cần phải có giấy chứng nhận và hợp đồng ký kết. Bởi vậy, bạn cần kiểm chứng thật kỹ tem, nhãn mác trên bao bì để có thể mua được sản phẩm chất lượng đúng ý nhất.

Nho rong biển giá bao nhiêu trên thị trường?

Giá của rong nho biển Nhật Bản trên thị trường Việt Nam hiện nay dao động từ khoảng 400.000-500.000 đồng/ hộp. Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác với một số địa chỉ bán nho rong biển giá rẻ, chất lượng kém. Là một người tiêu dùng thông minh, hãy ưu tiên lựa chọn mua sắm các sản phẩm chất lượng tại các địa chỉ uy tín vì sức khỏe của bản thân và của cả gia đình.

Tác Dụng Của Rong Biển Và Cách Chế Biến Rong Biển

Thông tin chi tiết

Hàng ngàn năm trước, con người đã biết cách chế biến rong biển thành những món ăn ngon, dù thời đó người ta còn biết nhiều về các tác dụng của rong biển. Ngày nay, rong biển ngày càng được dùng phổ biến và trở thành món ăn đặc sản ở nhiều địa phương trên thế giới. Vậy, chi tiết các tác dụng của rong biển là gì? Và cách chế biến rong biển như thế nào để được các món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng? Bài viết này giúp bạn trả lời hai câu hỏi đó.

1. Tác dụng của rong biển

Tác dụng của rong biển với bệnh huyết áp

Từ xa xưa, người ta đã biết rong biển là một thực phẩm bổ dưỡng. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng, rong biển đích thực là chứa rất nhiều khoáng chất. Rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Do đó, rong biển có tác dụng làm giảm huyết áp. Và vì thế, đối với những người bị cao huyết áp thì rong biển là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.

Rong biển giúp thải độc và giảm cholesterol trong máu

Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các kết luận đưa ra cho thấy, rong biển có tác dụng bổ máu, tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể. Fertile clement còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây nên bệnh béo phì. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng. Các gia đình nên có rong biển trong thực đơn hàng ngày của mình.

Ăn rong biển giúp phòng chống các bệnh ung thư đường tiêu hóa

Chất Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, rong biển trở thành thực phẩm ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu. Thường xuyên ăn rong biển sẽ giúp hạn chế các bệnh ung thư đường ruột, kết tràng và trực tràng.

Như vậy, rong biển có tác dụng tốt với nhiều nhóm người, nhiều nhóm bệnh. Và việc bổ sung rong biển trong thực đơn của người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai và trẻ biếng ăn là điều cần thiết.

2. Các cách chế biến rong biển thông dụng

Đặc tính của rong biển là tanh, vì thế quan trọng là ta cần biết cách chế biến rong biển sao cho rong bớt tanh. Có thể ngâm nước, ướp thêm gia vị (gừng) hoặc nấu chung với những thực phẩm có thể át được mùi để khử bớt mùi tanh của rong biển. Nên ngâm khoảng 15 phút với nước lạnh, nên ngâm một ít trước để biết được độ nở của rong biển – rồi bổ sung thêm lượng phù hợp (chỉ cần 5phut là rong biển nở hết ra) sau đó bóp nhẹ với muối ăn, rửa sạch nước muối.

Nguyên tắc chung khi chế biến rong biển thành món canh: Đun sôi nước rồi mới cho rong biển vào, nấu khoảng 5 phút bắc ra là được, không nên đun quá lâu sẽ bị dai hoặc nhừ, không ngon.

2.1. Các cách chế biến rong biển cho thực đơn gia đình

Chế biến món canh rong biển

Rong biển khô xoắn ngâm nước hơi nóng một chút cho nở ra. Sườn non, thịt gà, thịt bò băm ướp gia vị xào sơ sau đó cho nước vào, khi sôi vặn nhỏ lửa đun một lúc. Bắc ra có thể cho thêm hành hoa hoặc thì là.

Món canh rong biển này cực kỳ bổ dưỡng cho não của bé. Lần đầu có thể hơi khó ăn một chút vì hơi tanh, nên ăn nóng sẽ ngon hơn vì để nguội vị tanh sẽ đậm hơn lúc nóng. Có thể nấu với cà chua, đậu hũ non cũng rất ngon.

Cách làm gỏi rong biển

Chỉ cần trộn rong câu với rau thơm, nước mắm chua ngọt, tỏi ớt băm nhuyễn, thêm thịt tôm tùy ý, bày ra dĩa sắp dưa leo, cà chua là thành món ăn giải nhiệt ngày hè.

Cách làm rong biển trộn rau răm

Rong bien kho đem ngâm, rửa sạch, luộc chín. Rau răm nhặt rửa sạch, tôm lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen trên lưng, ướp hành băm với muối. Cho dầu vào chảo với ớt bột, chờ sôi. Cho tôm vào, trộn đều với nửa chén nước sôi + muối + đường, rong biển. Đun cho sôi lại thì bắc xuống, nêm bột ngọt và nước mắm cho vừa ăn, múc ra chén nhỏ. Rong biển chấm với tôm kho rất ngon.

Làm rong biển xào hoặc sốt chua ngọt

Làm món này, rong biển có thể sốt chung với cà chua, đậu hũ non hoặc xào với các loại rau, thịt, nấm.

Nấu chè rong biển

Nấu như nấu chè bình thường. Có thể nấu rong biển chung với đậu xanh hoặc thạch nếu thích. Chè rong biển là món ngon, mát, bổ ngày hè.

Chế biến tôm xào rong biển

Nguyên liệu: 300g tôm sú, 1 lá rong biển, 1 ít cà rốt thái sợi, 2 thìa súp dầu ăn, 2 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe tỏi băm, 1/3 thìa cafe gừng băm.

Thực hiện: Tôm lột vỏ bỏ đầu đuôi. Rong biển thái sợi. Phi thơm tỏi gừng với dầu ăn, cho tôm và cả cà rốt và xào chín, nêm hạt nêm vừa ăn. Cuối cùng thả rong biển vào xào sợi, tắt bếp.

Chế biến thịt nạc xào rong biển

– Nguyên liệu: 200g nạc thăn (lưng heo), 1 lá rong biển, ½ củ cà rốt thái chỉ, 100g nấm bào ngư, 1 thìa cafe hạt nêm, 2 thìa súp dầu ăn. Tiêu, tỏi băm.

– Thực hiện: Thịt thịt ướp với hạt nêm, tỏi, tiêu và 1 thìa cafe dầu. Lá rong biển cắt sợi. Nấm cắt gốc, ngâm muối, rửa sạch. Cho dầu vào chảo nóng, trút thịt vào xào vừa chín, cho nấm, cà rốt vào xào thêm 2 phút, thả rong biển vào xào sơ tắt bếp. Trút ra đĩa, dọn ăn kèm nước tương pha tương ớt.

Canh cà chua rong biển

– Nguyên liệu: 2 lá rong biển, 2 trái cà chua chín, 100g nấm bào ngư, 1 thìa cafe nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa đường, 1 thìa súp dầu ăn, hành, tỏi phi.

– Thực hiện: Cà chua bổ múi cau. Nấm cắt gốc, ngâm muối, rửa sạch. Rong biển thái sợi. Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho cà vào xào 1 phút, nêm hạt nêm, nước mắm và đường vừa ăn.

Cho vào 1 tô nước nấu sôi. Cho nấm vào chờ sôi lại thì thả rong biển vào, tắt bếp, rắc hành trên mặt

Salad rong bien xanh

– Nguyên liệu: 200g tôm sú, 10g rong biển xanh, 10g rong sụn, 100g ớt Đà Lạt, 200g xà lách xanh, tím, 1 quả cà chua, 1 củ hành tím.

– Nước trộn: cho 2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường + 1 thìa súp dầu ăn + 2 thìa cà phê hạt nêm + 1/2 thìa cà phê tiêu vào chén, khuấy đều.

– Thực hiện: Tôm luộc chín, bỏ đuôi, chẻ lưng. Rong sụn và rong biển ngâm nước cho nở, xắt khúc vừa ăn. Ớt Đà Lạt xắt sợi, xà lách rửa sạch, cà chua, củ hành cắt múi cau.

Cho xà lách, ớt, cà chua, củ hành và rau câu, rong biển vào đĩa, xếp tôm lên trên, rưới nước trộn vào, khi ăn trộn đều.

Cá ba sa cuộn rong biển

– Nguyên liệu: 300g phi lê cá ba sa, 150g giò sống, 10g rong biển, 1/2 quả ớt sừng, 1/2 củ gừng, 1 thìa súp nước tương, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê tiêu.

– Thực hiện: Rong biển ngâm nước lạnh cho nở, xắt rong biển bằng với miếng cá. Phi lê cá ba sa lạng mỏng, quét giò sống lên, cho rong biển lên trên cùng, cuộn lại, xếp ra đĩa. Quậy tan nước tương với đường, tiêu, rưới lên cá, mang hấp

Khi cá gần chín cho gừng và ớt xắt sợi vào để thêm 5 phút nữa. Lấy ra, dùng với cơm.

2.2. Cách chế biến rong biển cho thực đơn của bé

Đối với trẻ em, khoảng đến tháng thứ 6, khi các chức năng tiêu hóa và tuần hoàn trong cơ thể đã hoàn chỉnh và hoạt động tốt thì có thể bắt đầu cho bé ăn rong biển trong thực đơn ăn dặm. Có thể nấu chung trong cháo hoặc xay nhuyễn rắc vào cháo cho bé ăn mỗi tuần một lần. Tuy nhiên lưu ý là các loại rong biển khô thường rất mặn nên việc nêm gia vị cần gia giảm muối

Cách chế biến rong biển- cháo trứng cho bé

Cho 1 ít rong biển vào chén nước hơi ấm ngâm vài phút, vớt ra xay nhuyễn. Thịt nạc bằm nhuyễn hầm với nước, lấy nước nấu cháo. Cháo sôi, cho lòng đỏ trứng vào đánh đều tay, nêm 1 ít nước mắm rồi cho rong bien đã xay nhuyễn vào là bé có thể dùng được.

Nấu rong biển cháo tôm cho bé

Tôm giã nhuyễn, ướp chút gia vị, cho vào nước sôi, lược qua rây để lấy nước dùng cho cháo. Lá rong biển ngâm mềm, xay nhuyễn. Nấu cháo lên, cho rong biển và 1 muỗng nhỏ dầu ăn vào là được. Những bé đã có thể ăn cơm thì có thể cho bé ăn các món mà gia đình dùng, gia giảm chút gia vị trong món ăn của bé.

12 Tác Dụng Cho Sức Khỏe Của Rong Biển Khô

Rong biển khô được biết đến như một loại thực phẩm cao cấp. KHông chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rong biển khô còn là bài thuốc quý giá trong việc điều trị nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những tác dụng cụ thể của nó. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 12 tác dụng cho sức khỏe của rong biển khô.

Thông tin chung về rong biển khô

Rong biển hay còn được biết đến với tên gọi tảo bẹ. Đây là những loài thực vật sinh sống ở vùng biển có độ mặn vừa phải, thuộc nhóm tảo biển. Trên thực tế, rong biển có thể sống ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Rong biển thường mọc trên các rạn san hô, các vách đá hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Rong biển được con người khai thác và sử dụng từ lâu đời. Đây từng là món ăn quý giá dành cho những tầng lớp cao quý trong xã hội. Ngày nay, rong biển khô đã dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam.

Về mặt dinh dưỡng, trong rong biển khô rất giàu chất bột đường, chất xơ, đạm, sinh tố và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Phân tích các mẫu rong biển khô, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với củ cà rốt. Tương tự như vậy, hàm lượng canxi trong rong biển cao gấp 3 lần so với sữa bò. Còn vitamin B2 thì cao gấp 4 lần so với trứng gà.

Tác dụng của rong biển khô với sức khỏe

+ Làm sạch máu cho những người máu xấu

Như chúng ta đã biết, thành phần quan trọng nhất có trong rong biển là chất fertile clement. Đây là thành phần có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì thế, các bác sĩ khuyên phụ nữ có thai và trẻ em nên tăng cường ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

+ Tốt cho hệ tiêu hóa:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Chính vì thế đây chính là thực phẩm vàng dành những người thường xuyên bị khó tiêu, táo bón.

+ Giảm cholestero, ngăn ngừa bệnh tim mạch

Cuộc sống hiện đại ngày càng khiến chon người nạp nhiều cholesterol vào máu và mỡ. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh béo PH, tim mạch, huyết áp và tiểu đường. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển khô đang rất được các bác sĩ đánh giá là giải pháp vàng.

+ Xóa nếp nhăn ở phụ nữ trung niên

Các nhà khoa học cho biết, rong biển có tính kiềm, có tác dụng giúp cơ thể điều tiết lượng kiềm trong máu, duy trì độ pH ổn định, ngăn ngừa sự bài tiết chất nhờn. Chính vì thế đây chính là thực phẩm hữu hiệu có tác dụng làm đẹp xóa nếp nhăn, chống lão hóa và làm mờ nếp nhăn tốt hơn.

Giới thiệu website http://naototnhat.com/

+ Trị mụn hiệu quả

Rong biển khô hiện được ứng dụng vào nhiều liệu pháp trị mụn hiệu quả. Với lượng muối vừa phải, rong biển khô có khả năng sát trùng, kháng viêm nên có thể giúp giảm sưng tấy cho vùng da bị mụn. Bên cạnh đó, với tính năng trừ khử gốc tự do, loại bỏ chất cặn bã của hợp chất fertile clement, rong biển khô sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, do vậy hạn chế sự hình thành và gia tăng của mụn.

+ Giải độc cơ thể hiệu quả:

Một tính năng khác của rong biển đó là khả năng giải độc hiệu quả. Trong rong biển có chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú và dồi dào. Trong đó fertile clement là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển.

+ Dưỡng trắng da hiệu quả

Trong rong bển biển khố có chứa nhiều khoáng chất. Thành phần này có tính năng giải các chất độc hại và tăng cường sự tuần hoàn máu, cho phép các chất dinh dưỡng trong tảo biển thâm nhập vào da. Thông thường, các spa thường kết hợp thêm một ít tinh dầu để chăm sóc da toàn thân. Ngoài tinh dầu rong biển thì làm đẹp da bầng dầu gấc hiệu quả tại nhà cũng được rất nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu và quan tâm.

+ Làm đẹp tóc:

Trong rong biển có nhiều vitamin và chất khoáng, vì vậy rất thích hợp để bổ sung dưỡng chất này cho tóc, nó sẽ khiến mái tóc của bạn trở nên mềm mại, mượt mà hơn. Đây chính là lí do mà người Nhật thường dùng những loại dầu gội và dưỡng tóc có nguồn gốc từ rong biển.

Rong Biển Và Tác Dụng Của Rong Biển Giúp Bạn Có Một Cơ Thể Khỏe Mạnh

Tác dụng của rong biển

Rong biển là một loại thực vật sống trong môi trường nước mặn.

Trên thế giới có 2 quốc gia đứng đầu về sản lượng nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu rong biển là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ở 2 đất nước này, người dân sử dụng rong biển vào các món ăn trong bữa ăn hàng ngày bởi vì từ thời ông cha họ, họ đã biết được tác dụng đối với sức khỏe của sản phẩm này

 2. Các loại rong biển từ khắp nơi trên thế giới

Có rất nhiều loại rong biển với đủ màu sắc từ đỏ tới xanh lá cây hoặc nâu đen. Mỗi loại lại có đặc điểm riêng biệt.

1. Rong biển wakame:

Wakame thường xuất hiện vào mùa xuân và nhiều nhất là ở Nhật Bản. Bạn có thể dùng loại rong biển này để nấu súp hoặc ăn tươi tùy thích.

2. Rong biển arame:

Hàm lượng dinh dưỡng trong arame gần giống trong wakame và loại rong này còn có thể giúp chữa chứng hạ huyết áp. Bạn có thể dùng loại rong biển này để nấu canh hoặc xào với rau củ và thịt.

Hijiki có màu nâu và dạng sợi nhỏ, ngắn. Bạn có thể mua hijiki dưới dạng rong biển khô và ngâm trong nước để rong mềm ra rồi sử dụng để nấu canh.

4. Tảo bẹ:

Tảo bẹ là một loại rong biển có màu xanh lá và cũng chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dùng tảo bẹ để nấu ăn theo ý thích.

5. Rong biển kombu:

Rong kombu tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Bắc Nhật Bản với hàm lượng canxi cao nhất trong tất cả các loại rong biển. Loại rong này không có mùi tanh và có thể kết hợp với nhiều món ăn.

Spirulina có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp giảm cân hiệu quả. Loại rong biển này thường được bào chế thành dạng bột để uống hoặc dùng để chế tạo dược phẩm.

7. Rong biển klamath:

Klamath thường được chế xuất ở dạng viên với chức năng tương tự những loại rong biển khác.

8. Rong biển nori:

Thường rong nori sẽ có màu xanh đen, mùi tanh và vị hơi lợ. Loại rong biển này chứa nhiều protein và vitamin A, B1 cùng kẽm, sắt và canxi. Bạn có thể tìm mua loại này ở dạng ăn liền để cuộn cơm hoặc ăn vặt.

9. Rong biển kanten:

Đây là một loại rong biển ít thấy và mùi vị cũng không đậm đà. Kanten chứa vitamin D và đặc biệt là rất nhiều chất xơ, nhưng hầu như không có calo nên có thể giúp giảm huyết áp và mỡ. Bạn có thể kết hợp loại rong biển này với trái cây hoặc nấu canh.

10. Rong biển dulse đỏ:

Loại rong này sống chủ yếu ở Bắc Âu và cũng giàu dinh dưỡng như những loại rong khác. Dulse đỏ có thể kết hợp với loại đậu, ngũ cốc, súp hay nước sốt.

11. Rong biển mozuku:

Mozuku xuất hiện chủ yếu ở cực nam Okinawa (Nhật Bản) và có màu nâu sẫm. Loại rong này cũng có tác dụng chống bệnh ung thư.

12. Rong biển tosaka:

Tosaka có ba màu khác nhau là đỏ, xanh lá và trắng. Bạn có thể dùng rong biển này để ăn sống, ăn kèm với salad hoặc nấu canh.

13. Rong biển ogonori:

Ogonori có màu xanh, nâu và dạng sợi nhỏ, khi ăn rất giòn và ngon. Loại rong này có thể phơi khô để bảo quản và có khả năng giúp thanh lọc gan. Bạn có thể dùng loại rong này trong món gỏi hoặc salad.

14. Rong nho:

Rong nho thường xuất hiện ở duyên hải Nam Trung bộ với màu xanh tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, loại rong này có mùi khá tanh nên có thể hơi khó ăn đối với một số người. Bạn có thể dùng rong nho để nấu canh hải sản, làm gỏi, ăn kèm với đậu hũ hoặc một số loại rau khác.

15. Rong biển chỉ vàng:

Loại rong này xuất xứ ở Quảng Nam và có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể. Đây là loại rong không tanh mà còn có vị ngọt nhẹ.

Những tác dụng của rong biển mà chưa chắc bạn đã biết

Dù là rong biển đỏ hay xanh, rong biển khô hay tươi thì loại thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe.

1. Tác dụng của rong biển giúp hỗ trợ tuyến giáp

Tuyến giáp tiết ra hormone giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng, sản xuất năng lượng, sinh sản và chữa lành các tế bào bị tổn thương trong cơ thể. Thế nhưng, bộ phận này cần iốt để hoạt động hiệu quả và tạo ra hormone. Không có đủ iốt, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng như thay đổi cân nặng, mệt mỏi hoặc bướu cổ.

Theo khuyến cáo, bạn nên ăn khoảng 150mcg iốt mỗi ngày để tuyến giáp khỏe mạnh. Vậy nên, bổ sung rong biển là cách hỗ trợ tuyến giáp vì loại thực phẩm này có khả năng hấp thụ iốt từ đại dương rất tốt. Hàm lượng iốt trong rong tùy thuộc vào loại, nơi trồng và cách chế biến. Trên thực tế, một miếng rong biển khô có thể cung cấp khoảng 11% lượng iốt bạn cần mỗi ngày.

2. Tác dụng của rong biển giúp cung cấp vitamin và khoáng chất

Rong biển cũng chứa một lượng nhỏ vitamin A, C, E và K cùng với folate, kẽm, natri, canxi và magie. Ngoài ra, một số loại rong cũng chứa tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Rong biển cũng có thể là một nguồn chất béo omega-3 và vitamin B12 dồi dào. Thực tế, rong biển xanh và tím khô chứa một lượng đáng kể vitamin B12. Một nghiên cứu đã chỉ ra trong 4g rong nori chứa 2.4mcg vitamin B12, tương đương 100% lượng vitamin B12 bạn cần mỗi ngày.

3. Tác dụng của rong biển giúp cung cấp chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có thể khiến các gốc tự do ít hoạt động và ít có khả năng ảnh hưởng tới các tế bào hơn. Điều này sẽ giúp bạn ngừa một số bệnh như bệnh tim và tiểu đường.

Ngoài việc chứa các vitamin A, C và E chống oxy hóa, rong biển còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi như flavonoid và carotenoid. Những chất này có thể bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do.

4. Tác dụng của rong biển giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột tốt và xấu có thể khiến bạn gặp vấn đề sức khỏe.

Rong biển là một nguồn chất xơ dồi dào giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột vì chất này là nguồn thức ăn cho vi khuẩn trong ruột già. Chất xơ có thể chiếm khoảng 25 – 75% trọng lượng khô của rong biển, cao hơn hàm lượng chất xơ của hầu hết các loại trái cây và rau quả. Ngoài chất xơ, đường trong rong có tên polysaccharide sunfate cũng giúp tăng sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột.

5. Tác dụng của rong biển giúp giảm cân

Rong biển chứa nhiều chất xơ mà lại không có calo nên thích hợp cho những ai muốn giảm cân. Chất xơ trong rong cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và trì hoãn cơn đói.

Rong biển cũng có tác dụng chống béo phì. Đặc biệt, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy một chất trong rong biển có tên fucoxanthin có thể giúp giảm mỡ trong cơ thể. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy những con chuột ăn fucoxanthin giảm cân còn những con chuột ăn chế độ ăn khác thì không. Kết quả cũng cho thấy fucoxanthin làm tăng lượng protein chuyển hóa chất béo ở chuột.

6. Tác dụng của rong biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, hút thuốc, thụ động và thừa cân. Rong biển có thể giúp bạn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol trong máu.

Bệnh tim cũng có thể do tình trạng đông máu. Trong trường hợp này, một loại carbohydrate có tên fucan trong rong biển có thể giúp bạn ngăn ngừa máu đông. Trên thực tế, một nghiên cứu trên động vật cho thấy fucan chiết xuất từ ​​rong biển ngăn ngừa đông máu hiệu quả ngang bằng thuốc chống đông máu. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết peptide trong loại thực phẩm này có thể ngăn chặn một phần chứng tăng huyết áp, giúp tim mạch khỏe hơn.

7. Tác dụng của rong biển giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng xuất hiện khi cơ thể không thể cân bằng lượng đường trong máu. Việc ăn rong biển là một cách hỗ trợ những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất khả thi.

Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 60 người Nhật Bản cho thấy fucoxanthin trong rong biển nâu có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, những người tham gia đã nhận được một loại dầu rong biển có chứa 0mg, 1mg hoặc 2mg fucoxanthin. Những người nhận được 2mg fucoxanthin đã cải thiện lượng đường trong máu tốt hơn so với nhóm nhận 0mg. Nghiên cứu cũng ghi nhận những người bị kháng insulin do di truyền và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao cũng có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn nhờ loại thực phẩm này.

 1. Rửa rong biển với muối

Rong biển đem ngâm nước lạnh 5 – 10 phút cho nở ra rồi chắt hết nước, bóp nhẹ với một chút muối rồi đem rửa sạch với nước. Rong biển sau khi bóp muối sẽ khử được phần lớn mùi tanh và nhớt.

 2. Ngâm rong biển với gừng

Khi ngâm rong biển khô với nước hãy cho vào thêm một ít gừng tươi băm nhỏ. Khi rong biển hút nước nở ra mùi gừng sẽ khử được mùi tanh của rong biển.

 3. Ướp rong biển với dầu mè và gia vị trước khi nấu

Rong biển sau khi ngâm và xé ra kích cỡ thích hợp, bạn có thể ướp chung với một ít muối, bột nêm và dầu mè trước khi chế biến. Mùi gia vị và dầu mè thấm vào sợi rong sẽ rất thơm ngon.

 4. Sử dụng các loại gia vị có mùi thơm

Với một số món ăn, sử dụng các loại gia vị thơm như hành, tỏi, mè,… chế biến cùng rong biển sẽ làm át đi phần nhiều mùi tanh của rong biển.

 1. Nguyên liệu cần có

Rong biển: 90gr.

Gừng: 30gr.

La hán quả: 3 quả.

Lá thuốc giòi: 40gr.

Cây mã đề: 40gr.

Bông cúc: 10gr.

Bông ngò: 40gr.

Râu bắp: 40gr.

Đường phèn: 150gr.

Dụng cụ: nồi nấu trà, túi đựng trà bằng vải, muỗng gỗ khuấy…

 2. Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu

Gừng: thái sợi nhỏ.

La hán quả: đập dập tách vỏ.

Lá thuốc giòi, cây mã đề, bông ngò, râu bắp: rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Cách Ngâm Rong Biển Không Bị Tanh

Vậy nước sâm rong biển nấu như thế nào để không bị tanh?

Đầu tiên, bạn cho 100gr rong biển vào 500ml nước lọc. Sau đó, bạn cắt sợi 30gr củ gừng cho vào hỗn hợp rong biển đang ngâm để khử mùi tanh. Ngâm khoảng 2 – 3 phút thì rửa sạch lại bằng nước và để ráo nước.

Bước 3: Bí Quyết Nấu Nước Sâm Rong Biển

Bạn cho 3 quả la hán quả đã được bóc vỏ vào túi đựng trà bằng vải, cột kín lại.

Tiếp đến, đun sôi một nồi nước khoảng 2,5 lít. Cho vào nồi gồm: rong biển, la hán quả khoảng 40 phút ở lửa liu riu.

Khi nước sâm rong biển ra hết chất, bạn mới cho vào các nguyên liệu còn lại: lá thuốc giòi, cây mã đề, bông cúc, bông ngò, râu bắp.

Cuối cùng, bạn lọc nước sâm qua rây, bỏ phần cốt đã nấu và giữ lại phần nước sâm rong biển.

Vậy là bạn đã hoàn thành nước sâm rong biển chỉ với 3 bước thôi đấy! Giờ thì hãy thưởng thức những ngụm nước sâm mát lạnh nào!

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

tác dụng của rong biển trắng

tác dụng của rong biển với bà bầu

uống nước rong biển có tác dụng gì

ăn rong biển đúng cách

cây rong biển

rong biển khô

rong biển hàn quốc

cách nhận biết rong biển giả