Top 5 # Xem Nhiều Nhất Thực Phẩm Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Kết Hợp Thực Phẩm Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng Nhất

1. Cách kết hợp thịt, cávới các thực phẩm khác

THỊT HEO

Thịt heo + bí đỏ

Thịt heo + bí xanh

Thịt heo + rau dền

Thịt heo + rau mùng tơi

Thịt heo + carot + khoai tây + phomai

Thịt heo + khoai tây

Thịt heo + carrot

Thịt heo + đậu que

Thịt heo + đậu phộng

Thịt heo + đậu ngự

Thịt heo + rau dền

Thịt heo + rau muống

Thịt heo + rau ngót

Thịt heo + cà chua

Thịt heo + nấm rơm

Thịt heo + cải thảo

Thịt heo + cải bắp

Óc heo + gừng thái chỉ chưng cách thủy (món này bé chỉ ăn tối đa 1/2 bộ óc /lần vì ngán quá, hơn nữa thực chất ko phải ăn óc bổ óc nên 1 tháng chỉ cho ăn 1 lần để thay đổi thôi )

Tim heo + nấm rơm

Tim heo + cần tây + phomai

Cật heo + cần tây

Thịt bò + carốt + khoai tây

Thịt bò + cải bó xôi

Thịt bò + khoai tây

Thịt bò + rau mùng tơi

Thịt bò + rau cải bẹ

Thịt bò + đậu hoà lan

Thịt bò + rau ngót

Thịt bò + bí đỏ

Thị bò + cà chua

TÔM

Tôm + bí xanh + pho mai

Tôm + bí đỏ ( món này ngon )

Tôm + mùng tơi

Tôm + rau đay

Tôm + khoai mỡ

Tôm + đậu hoà lan

Tôm + rau muống

Tôm + rau dền

CUA

Cua + rau đay (rất thơm ngon)

Cua + mùng tơi

Cua + rau muống

Cua + mướp

Cá điêu hồng (DH) + cà chua + thìa là

Cá DH + rau muống + phomai

Cá lóc + rau muống

Cá thu + rau muống + phomai

Cá hồi + phomai

LƯƠN

Lươn + khoai môn + rau ngổ

Lươn + hành ngò

Lươn + đậu xanh

Gà + nấm rơm + phomai

Gan gà + hành ngò

Trứng gà-lòng đỏ (ko cho gì sất)

2. Cách kết hợp thực phẩm cho bé ăn dặm

2.1. Rau củ kết hợp

Cho bé mới ăn dặm đến 7 tháng:

Nước ép táo tây và khoai lang.

Nước ép đậu xanh với táo tây (hoặc quả lê).

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng):

Hỗn hợp bí xanh và khoai tây.

Đậu xanh và khoai tây: nghiễn nhuyễn khoai tây trắng và đậu xanh với nhau, thêm chút quả lê hoặc nước xốt táo cho ngon miệng.

Đậu Hà Lan hầm, carrot với nước xốt táo (bột gạo, bột yến mạch hay thậm chí là sữa chua).

Carrot hầm: trộn carrot và táo tây với bột gạo, bột yến mạch hoặc sữa chua.

2.2. Các món với hoa quả

Bé mới ăn dặm đến 7 tháng:

Bột ăn dặm với táo tây: nước xốt táo thêm vào bột yến mạch hoặc bột gạo.

Bột bí ngô: trộn bí ngô nghiền nhuyễn với bột gạo hay bột yến mạch.

Chuối chín và quả bơ: trộn quả bơ và chuối chín thành một món tráng miệng hoặc thêm vào bột ăn dặm cho bé.

Nước xốt táo lê: trộn táo và lê nghiền nhuyễn (ngon hơn nếu được nấu chín).

Chuối chín và bí ngô: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn, nấu chín và chuối chín.

Bí ngô, chuối chín với nước xốt táo: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn với chuối chín và xốt táo.

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng hoặc lớn hơn):

Bột táo: Kết hợp ngũ cốc ăn dặm, sữa chua và táo tây, trộn đều.

Bột bí đỏ: trộn bí ngô với bột ăn dặm, sữa chua (có thể thêm chút tinh dầu quế hoặc hạt nhục đậu khấu).

Xốt lê, táo tây và quả việt quất: thêm sữa chua, nếu thích.

Giai đoạn mới ăn dặm đến 8 tháng tuổi

Bí đỏ, chuối chín và nước ép táo

Dầm nhuyễn bí đỏ đã được hấp (luộc) chín với một phần chuối chín. Thêm vào hỗn hợp nước táo ép.

3.1. Óc lợn với lòng đỏ trứng gà

Hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu nấu chung óc lợn với lòng đỏ trứng gà. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

3.2. Thịt lợn nấu chung với thịt bò

Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn. Vì vậy, hai loại thịt này kị nhau. Các giá trị dinh dưỡng cần thiết của cả hai loại thịt sẽ không còn nếu các mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con.

3.3. Thịt cùng đậu nành

Trong thịt và đậu nành đều chứa rất nhiều đạm, hàm lượng đạm sẽ tăng lên nên nếu nấu chung trong một bát cháo. Nếu mẹ không muốn bé bị ảnh hưởng đến tiêu hóa thì không nên cho bé ăn cháo thịt đậu nành.

3.4. Cà rốt với củ cải

Hàm lượng lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị các enzyme trong carrot phá hủy. Bởi thế, bé sẽ không thể hấp thụ hết lượng vitamin C, gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé.

3.5. Thịt bò với lươn

Nếu mẹ nấu cháo lươn cho thêm cả thịt bò, sẽ dễ khiên cho bé bị rối loạn tiêu hóa bởi hai loại thực phẩm này khắc nhau.

3.6. Thịt gà với cá chép

Cũng là hai loại thực phẩm kị nhau, nếu nấu chung chúng trong một bát cháo, bé sẽ bị nổi mụn nhọt, đầy bụng.

3.7. Đỗ đen với thịt bò

Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò. Bên cạnh đó, ngay sau khi ăn thịt bò, mẹ cũng nên để khoảng 2 tiếng rồi mới cho bé ăn thêm chè đỗ đen nếu bé muốn.

3.8. Thịt bò cùng hải sản

Do chất phôt pho có trong thịt bò sẽ bị kết tủa với canxi có trong hải sản. Vì vậy mẹ không nên nấu cháo chung thịt bò và hải sản nếu không muốn cơ thể bé bị chậm hấp thu canxi.

4. Những thực phẩm kị nhau

4.1. Chocolate với sữa

Chocolate chứa axit oxalic còn sữa lại chứa nhiều protein và canxi còn. Khi cho trẻ ăn hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước. Trẻ ăn phải có thể gây bệnh tiêu chảy, khô tóc hoặc các triệu chúng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

4.2. Nước hoa quả chua kị sữa bò

Trong sữa bò chứa nhiều protein, trong đó 80% là các chất cazeine. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến bé tử vong. Chính vì thế, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống hoa quả cùng với sữa bò.

4.3. Cải bó xôi và tôm

Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.

Trong cà chua có chứa nhiều chất toan, khoai lang và khoai tây là những thực phẩm no lâu, khi ăn các thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến dạ dày của trẻ khó tiêu hóa. Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ, chính vì vậy các bà mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn khoai tây/khoai lang cùng với cà chua.

4.5. Gan động vật với cà rốt, rau cần

Tuyệt đối không dùng cà rốt, rau cần xào nấu chung với gan động vật hoặc ăn loại rau, củ này sau khi đã ăn gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong cơ thể của trẻ.

Khi chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé, các mẹ cần lưu ý và tránh chọn phải những cặp thực phẩm khiến con ăn hoài không lớn.

10 Thực Phẩm Ăn Dặm Dinh Dưỡng Cho Bé

Hiện có rất nhiều thực phẩm lành mạnh, thân thiện với trẻ em, nhưng 10 loại đồ ăn nổi bật được kể đến sau đây đã được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Từ trái cây và rau giàu vitamin cho đến thịt và đậu chứa protein, những thực phẩm này có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, giá cả hợp lý, dễ chế biến, và ngon miệng.

Mỗi bé cũng sẽ có cho mình những món ăn dặm ưa thích. Trước khi cho bé ăn dặm, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu liệu bé đã sẵn sàng ăn dặm, và nên cho bé ăn loại thực phẩm nào và vào khi nào.

Sau đó mỗi lần mẹ nên chuẩn bị từng loại thực phẩm một, đợi ít nhất ba ngày sau mới chuyển qua món ăn khác để theo dõi xem bé có bất kỳ phản ứng dị ứng nào.

Bơ là một trong các loại trái cây cho bé ăn dặm tốt nhất. Phần lớn các mẹ đều coi bơ như một loại thực phẩm ăn dặm đầu tiên. Quả bơ rất giàu chất béo không bão hòa lành mạnh giúp con tăng cường phát triển trí não.

Trên thực tế, thành phần chất béo của bơ có phần giống với sữa mẹ.

Cách chế biến: Nghiền bơ bằng dĩa, hoặc làm món guacamole (món xốt làm từ bơ xay nhuyễn hoặc chế biến dạng salad, có thể kèm theo cà chua, hành tây hay ớt chuông) cho bé.

Chuối

Chuối được biết đến như một nguồn cung cấp kali rất tốt cho trẻ, loại trái cây này cũng chứa nhiều vitamin B6 và C, canxi và sắt.

Cách chế biến: Làm chuối và xoài xay nhuyễn. Hoặc, làm sinh tố chuối nghiền nhuyễn với đào và sữa chua nguyên chất.

Quả việt quất

Quả việt quất được biết đến là loại quả có chứa chất chống oxy hóa. Màu xanh đậm, rực rỡ của những quả mọng này đến từ một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật có lợi cho mắt, não và thậm chí cả đường tiết niệu của bé.

Cách chế biến: Trộn hoặc nghiền quả việt quất nhuyễn và trộn cùng với sữa chua, hoặc rưới nước ép việt quất lên trên bánh pudding sữa dừa mềm mịn.

Bông cải xanh

Loại rau họ cải này chứa nhiều chất xơ, vitamin B9 và canxi, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Cho bé ăn bông cải xanh với chút vị đắng từ sớm, bé sẽ mở rộng khẩu vị của mình và khuyến khích sở thích lâu dài với rau xanh.

Cách chế biến súp lơ xanh cho bé ăn dặm: Hấp cho đến khi mềm, cắt thành miếng nhỏ đủ để cho bé ăn, sau đó để nguội. Hấp sẽ giúp miếng bông cải xanh bớt đắng, một số bé thích kết cấu và mùi vị của bông cải khi để nguội.

Đậu lăng

Các loại đậu chứa rất nhiều protein nạc và chất xơ. Nhưng không giống như các loại đậu có kích thước lớn, đậu lăng khi đun nhỏ lửa sẽ trở thành bột vừa phải cho bé ăn. Đó cũng là một trong những thực phẩm lành mạnh và kinh tế nhất mà các mẹ có thể chuẩn bị cho con.

Món ăn dặm từ đậu lăng: Nấu cà rốt được thái hạt lựu cùng với đậu lăng. Khi bé lớn hơn, hãy tăng gấp đôi lượng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bằng cách hầm đậu lăng và rau chân vịt.

Thịt

Thiếu sắt có thể gây thiếu máu. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị thịt nên là thực phẩm ăn dặm đầu tiên vì thịt cung cấp lượng lớn protein, kẽm và sắt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt gia cầm sẫm màu.

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh hấp thụ sắt dễ dàng hơn từ thịt so với từ ngũ cốc tăng cường sắt – một loại thực phẩm ăn dặm phổ biến khác.

Cách chế biến: Nếu con chưa quen với thức ăn dặm, hãy thử công thức nghiền nhuyễn gà của chúng tôi. Khi bé lớn lên, hãy cho bé thử thêm hương vị mới như cà ri gà nấu cùng đậu xanh và bí Nhật.

Mận khô

Cho dù bạn gọi thứ quả này là “mận khô” hay “mận sấy”, loại trái cây khiêm nhường này không có vẻ hấp dẫn – nhưng lại mềm, ngọt và nhiều chất xơ.

Con có thể bị táo bón khi chuyển sang ăn dặm, vì hệ thống tiêu hóa của con đang đón nhận một sự thay đổi lớn. Thêm mận xay nhuyễn vào chế độ ăn uống của con sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và trị táo bón.

Khoai lang

Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên phổ biến ở trẻ sơ sinh bởi trẻ có xu hướng thích cả vị ngọt và kết cấu của khoai. Những củ khoai lang nhiều màu sắc này được đóng gói cùng với beta-carotene, vitamin C và khoáng chất, bao gồm sắt và đồng.

Món ngon từ khoai lang cho bé: Cho con ăn khoai lang nghiền nhuyễn riêng hoặc trộn cùng thịt gà hoặc gà tây xay nhuyễn.

Bí ngô

Các loại bí ngô vỏ cứng có màu cam hoặc vàng như bí nghệ, hạt sồi và bí ngô có rất nhiều lợi ích, một trong số đó là chúng rất giàu beta-carotene, được công nhận là rất tốt cho mắt. Bí đao cũng là cung cấp nhiều vitamin C. Vị ngọt tự nhiên và kết cấu dạng kem làm tăng thêm sự hấp dẫn của các giống bí ngô.

Cách chế biến: Nướng một quả bí ngô, múc thịt ra và xay nhuyễn làm món ăn dặm. Khi bé lớn hơn, hãy cho bé thử hương vị và kết cấu mới với các món ăn như đậu xanh nghiền và ớt chuông.

Sữa chua

Sữa chua rất giàu canxi và vitamin D, cần thiết cho sự phát triển của xương và răng khỏe mạnh. Mẹ có thể cho con ăn sau 4 đến 6 tháng tuổi, rất lâu trước khi bé sẵn sàng ăn sữa bò.

Bé ăn sữa chua rất tốt cho sự phát triển xương và răng

Các mẹ nên lựa chọn cho bé ăn sữa chua nguyên chất không thêm đường. Đồng thời mẹ cũng cần tìm kiếm một loại sữa chua có thương hiệu lâu đời, giúp điều chỉnh vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của bé.

Hãy chắc chắn rằng bạn lấy sữa chua nguyên chất – bởi trẻ sơ sinh cần hấp thụ lượng calo từ chất béo.

Cách chế biến: Sữa chua nguyên chất đã rất tốt cho trẻ, hoặc mẹ có thể cho thêm quả chín xay nhuyễn hoặc trái cây tươi khác, ví dụ như táo, hoặc bơ nghiền.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn n uôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Với các em bé từ 19-49 tuần, POH giúp mẹ giải quyết toàn diện các vấn đề ăn ngủ của con – Bằng cách xây dựng khóa học POH EASY TWO (12-49 tuần): Ăn dặm kiểu EASY gồm:

Lịch sinh hoạt EASY phù hợp với giai đoạn 12-49 tuần

Duy trì khả năng tự ngủ qua các tuần khủng hoảng và khủng hoảng ngủ 7 – 9 – 11 tháng

Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp

Ăn dặm thành công

Giúp con Ăn dặm thành công cùng nếp sinh hoạt EASY tại: POH Easy Two

Cách Lựa Chọn Thực Phẩm Và Nấu Cháo Chim Bồ Câu Cho Trẻ Ăn Dặm

Trong thịt chim chứa sắt, can xi, nhiều vitamin, giàu khoáng chất, protein rất tốt thích hợp cho quá trình tiêu hóa còn yếu ớt của bé trong thời kì ăn dặm. Ngoài ra, thịt chim bồ câu còn dễ tiêu hóa hơn các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà,.. sau đây mà gợi ý về cách chọn và nấu cháo chim bồ câu cho bé trong thời gian ăn dặm.

Cách chọn chim bồ câu

Bạn nên chọn chim bồ câu mới ra ràng khoảng 10 đến 15 ngày, chim bồ câu trong khoảng thời gian này không quá non và không quá già, nhiều thịt. Khi cầm con chim bồ câu mẹ lấy tay ấn vào phần ức và phần cánh chim xem có thịt có dày không, nhiều thịt chứng tỏ chim mới ra ràng là chim ngon.

Cách nấu món cháo chim bồ câu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Chim bồ câu – Gạo tẻ, gạo nếp – Hạt sen, đậu xanh – Hành tím, rau mùi – Gia vị: hạt nêm, dầu olive, hạt tiêu, nước mắm.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chim bồ câu mua về làm sạch lông, lọc riêng thành phần thịt và phần xương. Phần thịt đem băm nhỏ hoặc cho vào máy xay cho thật nhuyễn. Bé mới bắt đầu thời kỳ tập ăn nên cần xay nhuyễn tránh cho bé bọ hóc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Phần xương cho lên ninh để lấy nước cốt nấu cháo.

Trộn gạo tẻ với gạo nếp rồi đem đi ngâm. Hạt sen và đậu xanh cũng đêm ngâm với nước khoảng 1- 2 tiếng để khi nấu nhanh chín hơn. Sau đó đãi gạo, hạt sen, đậu xanh cho thật sạch.

Bước 2: Cho gạo, hạt sen, đậu xanh vào nồi ninh xương chim và cho thêm một lượng nước vừa đủ để ninh cháo. Lưu ý là khi ninh cháo bạn nên hé một ít vung nồi để tránh trường hợp nước cháo tràn ra bên ngoài. Thỉnh thoảng lấy muôi khuấy đều cho đỡ bén ở đáy nồi.

Bước 3: Phần thịt chim đã được xay nhuyễn cho vào chảo cùng với hành tím được băm nhỏ, thêm dầu ăn olive, hạt nêm, nước mắm. Xào thịt cho đến khi thịt chim bồ câu chín rồi bắc ra.

Bước 4: Đợi đến khi gạo, hạt sen, đậu xanh đã chín nhừ thì cho rau mùi vào rồi tắt bếp. Mẹ vớt xương của chim bồ câu ra, tách nốt phần thịt vẫn còn dính trên xương. Múc cháo ra bát tô rồi đổ phần thịt chim bồ câu đã xào vào bát và cho bé thưởng thức.

Hoặc mẹ cũng có thể cho thịt chim bồ câu đã xào vào luôn nồi cháo khi đã chín nhừ rồi tắt bếp cũng không sao.

Thực Đơn Các Món Cháo Ăn Dặm Cho Bé Từ 6

Muốn con tăng cân, cao lớn, khỏe mạnh, thông minh thì trong giai đoạn vàng nền tảng – năm đầu đời ăn dặm, mẹ không thể bỏ qua thực đơn dinh dưỡng gồm các món cháo ăn dặm cho bé đảm bảo cân sự đa dạng thực phẩm, cân bằng dưỡng chất và đúng chuẩn độ thô.

1. Cháo thịt gà súp lơ xanh

Nguyên liệu:

Gạo/ Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Thịt gà băm/xay nhỏ: 30g

Súp lơ xanh băm/xay nhỏ: 30g

Nước: 450ml

Dầu: 3ml

Cách làm

Cho 450ml nước vào nồi, rồi cho 35g cháo nấu nhanh Mabu vào nồi, bắc bếp, đun lửa to tới khi cháo sôi, hạ nhiệt độ, nấu 10-15 phút là cháo chín. Với trường hợp gạo thường thì mẹ sẽ cần cho nhiều nước hơn, ninh lâu hơn, và để cháo nhừ hơn thì cần ngâm, vo gạo trước khoảng mấy tiếng.

Cho thịt gà đã xay nhỏ vào cháo, khuấy đều. Đun trong 2 -3 phút.

Cho tiếp rau súp lơ xanh đã xay nhỏ, đun vào tới khi cháo sôi, rau chín. Đổ cháo ra bát. Thêm 3ml dầu ăn là mẹ có thể cho bé thưởng thức.

⏩ Xem video Cháo thịt gà súp lơ xanh

2. Cháo gà rau ngót

Nguyên liệu

Thịt gà: 30g

Rau ngót: 30g

Gạo/Cháo ăn dặm hạt vỡ Mabu: 35g

Dầu ăn: 1 thìa 3ml

Nước: 450ml

Cách làm

Cho gạo Nhật nấu cháo Mabu vào nồi, thêm 450ml nước vào, bắc bếp ninh, cháo nấu rất nhanh nên ninh khoảng 15 phút là cháo chín nhừ. Với trường hợp gạo thường thì mẹ sẽ cần cho nhiều nước hơn, ninh lâu hơn, và để cháo nhừ hơn thì cần ngâm, vo gạo trước khoảng mấy tiếng.

Thịt gà mẹ rửa sạch, xay nhuyễn. Mẹ cho thịt gà vào nồi và cho thêm một ít nước vào khuấy tan để khi nấu không bị vón cục, rồi đun với lửa nhỏ đến khi chín.

Rau ngót, mẹ rửa sạch rồi băm/xay nhuyễn.

Khi cháo chín nhừ, mẹ đổ thịt gà, rau ngót vào, khuấy đều, nấu chín.

Đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn là mẹ đã có bát cháo gà cho bé thưởng thức.

3. Cháo thịt lợn rau cải

Nguyên liệu

Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Thịt lợn: 30g

Rau cải: 30g

Dầu ăn: 3ml

Nước: 450ml

Cách làm

Cho 450ml nước vào nồi, tiếp tục cho 1.5 thìa đong cháo hạt vỡ Mabu vào. Bắc bếp đun sôi. Khi cháo sôi, mở vung, khuấy qua cho đỡ dính đáy nồi, rồi đậy vung, vặn nhỏ lửa ninh tiếp 10-15 phút để cháo nhừ. Cháo nấu rất nhanh, giúp mẹ tiết kiệm cả tiếng đồng hồ ninh nấu so với ninh nấu bằng gạo thường.

Trong thời gian ninh cháo, thịt và rau xanh mẹ đem rửa sạch rồi băm nhỏ tùy vào khả năng ăn thô của bé. Hoặc mẹ có thể dùng máy xay để xay thịt hoặc rau.

Khi cháo chín nhừ, mẹ cho thịt vào khuấy đều. Lưu ý, để thịt ít vị vón cục, trước khi cho vào cháo, mẹ có thể cho thêm chút nước vào thịt khuấy, đánh tơi thịt.

Mẹ vặn bếp nhỏ, đun khoảng 2-3 phút, thỉnh thoảng khuấy cháo. Cuối cùng, khi thịt chín, mẹ cho tiếp rau vào, khuấy đều lên, đun sôi bồng một lúc cho rau chín là mẹ có thể tắt bếp.

Đổ cháo ăn dặm cho bé ra bát, nêm thêm 1 thìa nhỏ dầu ăn trước khi cho bé thưởng thức.

⏩ Xem video Cháo thịt lợn rau cải

4. Cháo sườn non rau ngót

Nguyên liệu

Sườn non: 40g

Rau ngót: 30g

Gạo/cháo ăn dặm Mabu: 35g

Dầu ăn

Gạo nấu cháo vào nồi, thêm nước và bắc bếp ninh khoảng 15 phút. Với gạo Nhật nấu cháo Mabu, mẹ không cần vo, ngâm hay rửa gạo vì sản phẩm đã được thanh trùng pasture, cháo chín nhanh do được xử lý công nghệ Đức hiện đại, mẹ nấu 15 phút là cháo chín nhừ, tiết kiệm thời gian gấp 5 lần so với nấu gạo thường.

Sườn non mua về luộc với nước rồi đổ nước bẩn đi, rửa lại sạch rồi khi cháo sôi, cho vào ninh cùng gạo luôn cho ngọt cháo.

Khi cháo chín mềm, mẹ vớt sườn ra và gỡ sườn, bỏ xương, băm nhỏ phần thịt cùng với ít đầu hành trắng.

Rau ngót cũng băm nhỏ.

Cho sườn băm vào cháo, khuấy sôi thì cho rau ngót vào ngoáy cùng.

Đổ cháo ra bát, thêm chút dầu ăn vào trộn đều và cho bé thưởng thức.

5. Cháo thịt bò khoai lang

Nguyên liệu

Cháo ăn dặm hạt vỡ Mabu: 35g

Thịt bò: 30g

Khoai lang: 30g

Nước: 500ml

Dầu ăn: 5ml

Cách làm

Khoai lang mẹ gọt vỏ, xắt khúc vừa.

Mẹ cho gạo nấu cháo Mabu vào nồi, thêm 500ml nước vào, rồi cho thêm khoai lang vào, bắc bếp ninh khoảng 15-20 phút đến khi cháo nhừ.

Thịt bò mẹ thái miếng mỏng. Láng dầu vào xoong, đun nóng, cho thịt bò vào đảo qua, đảo nhanh tay.

Cho thịt bò đã đảo qua vào máy xay xay nhỏ theo khả năng ăn thô của bé.

Khi cháo chín nhừ, mẹ dùng 1 cái thìa đánh nhuyễn khoai lang. Nếu khó đánh nhuyễn khoai, mẹ có thể vớt khoai ra, cho vào cái bát và đánh; hoặc cũng có thể dùng máy xay xay cho nhanh.

Khuấy đều cháo cùng khoai lang đã được đánh nhuyễn và cho thêm thịt bò vào, khuấy đều nấu khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.

Đổ cháo ra bát cho bé thưởng thức.

⏩ Xem video Cháo thịt bò khoai lang

6. Cháo thịt bò mướp hương phomai

Nguyên liệu

Thịt bò: 30g

Mướp: 30g

Phô mai: 1 miếng nhỏ

Gạo/Cháo ăn dặm hạt vỡ Mabu: 35g

Gạo mẹ cho vào nồi, thêm nhiều nước ninh khoảng 1 tiếng để cháo nhừ. Tuy nhiên, với cháo ăn dặm Mabu, mẹ chỉ cần ninh 15 phút là cháo chín nhừ, do cháo đã được xử lý qua công nghệ Đức, hạt gạo đã được chín đến 90% nên ninh rất nhanh.

Thịt bò băm nhuyễn.

Mướp thái khoanh rồi luộc chín tới xong vớt ra rồi băm nhỏ.

Lấy 1 ít nước mướp luộc cho vào bát con rồi lấy thìa dằm phomai ra thật nhuyễn.

Phần nước mướp luộc còn lại thì cho thịt bò vào ngoáy đều tay, sôi thì tắt bếp.

Khi cháo chín nhừ thì cho thịt bò, mướp và phomai vào, khuấy đều tay.

Đổ cháo ra bát là mẹ đã có món cháo thịt bò cho bé thưởng thức.

7. Cháo thịt vịt khoai sọ

Nguyên liệu

Thịt vịt: 40g thịt đùi vịt

Khoai sọ: 30g

Hành lá, mùi tàu: 1 vài nhánh nhỏ

Gạo/cháo ăn dặm Mabu: 35g

Nước: 500ml

Hành lá, mùi tàu rửa sạch rồi nghiến nhỏ. Khoai sọ mẹ đem gọt vỏ, xắt miếng nhỏ.

Thịt vịt mua về làm sạch, có thể xát qua muối hay giấm/rượu rồi rửa sạch cho đỡ mùi hoi.

Cho gạo Nhật nấu cháo Mabu vào nồi, thêm khoảng 500ml nước lọc, rồi bắc bếp đun sôi. Khi cháo sôi mẹ cho thêm thịt vịt và khoai sọ vào nồi cùng gạo và vặn nhỏ lửa hơn, ninh khoảng 15-20 phút.

Khi cháo chín nhừ, mẹ lần lượt vớt vịt, khoai sọ ra bát.

Khoai sọ mẹ dùng thìa tán nhuyễn.

Thịt vịt mẹ dùng tay, hoặc dao, gỡ bỏ phần da và xương vịt, còn phần thịt đem băm nhỏ, phù hợp với khả năng ăn thô của bé nhà mình.

Đun sôi cháo cho khoai sọ và thịt vịt băm nhỏ vào, khuấy đều, sôi lục bục thì cho thêm hành, mùi tàu đã thái nhỏ vào là có thể tắt bếp.

Đổ cháo ra bát chờ nguội cho bé măm măm.

⏩ Xem video Cháo thịt vịt khoai sọ

8. Cháo thịt vịt đậu cô ve

Nguyên liệu

Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Thịt vịt: 40g

Đậu cô ve: 20g

Hạt sen: 10g

Dầu ăn: 30ml

Nước: 500ml

Đậu cô ve mẹ đem luộc sơ qua rồi đem băm nhỏ.

Thịt vịt mẹ lọc bỏ da và xương rồi băm nhỏ, có thể cho thêm chút nước khuấy để thịt đỡ bị vón cục khi cho vào cháo.

Khi cháo chín nhừ, mẹ đem vớt hạt sen ra, rồi dùng thìa tán nhuyễn, hoặc cho vào máy xay xay nhỏ cho nhanh.

Đun cháo sôi, đổ hạt sen đã xay nhuyễn mịn vào cháo, rồi cho thịt vịt vào khuấy đều tay nấu sôi khoảng 2-3 phút, tiếp tục cho thêm đậu cô ve vào nấu, đun sôi, nấu khoảng đôi phút rồi tắt bếp.

Bắc cháo xuống, nêm thêm chút dầu ăn và cho bé thưởng thức.

⏩ Xem video Cháo thịt vịt đậu cô ve hạt sen

9. Cháo đậu phụ rau ngót

Nguyên liệu

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g

Đậu phụ: 50g

Rau ngót: 30g

Dầu ăn: 3ml

Nước: 450ml

Lưu ý, muốn cháo Mabu nhừ nhuyễn hơn: sau khi cháo sôi, mẹ cho lửa nhỏ lại và ninh khoảng 10 – 15 phút. Rồi tắt bếp, đậy vung khoảng 5-10 phút để cháo có thời gian ngấm thêm nước. Rồi tiếp tục khuấy đều đun sôi cháo, cháo sẽ nhừ nhuyễn và sánh hơn,

Trong thời gian chờ cháo chín nhừ, mẹ dùng thìa tán nhuyễn miếng đậu phụ (có thể tán đậu phụ phù hợp với khả năng ăn thô của bé).

Rau ngót mẹ nhặt lấy phần lá, rửa sạch và rồi cho vào máy xay xay nhỏ. Lưu ý, để rau ngót dễ xay hơn, mẹ có thể cho thêm chút nước vào rồi xay, như thế rau sẽ nhỏ nhuyễn hơn.

Cháo chín, mẹ mở vung rồi lần lượt cho đậu phụ vào khuấy đều. Rồi tiếp tục cho rau vào khuấy đều, nấu sôi bùng lên để rau chín là được.

Mẹ tắt bếp, rồi đổ cháo ra bát. Nêm thêm khoảng 3ml dầu ăn vào bát cháo của bé, khuấy đều. Chờ cháo nguội một chút là có thể cho bé thưởng thức món cháo đậu phụ rau ngót thanh mát này.

⏩ Xem video Cháo đậu phụ rau ngót

10. Cháo trứng gà cà rốt

Nguyên liệu

Trứng gà: 1 quả

Cà rốt: 1/3 củ

Gạo/cháo ăn dặm Mabu: 35g

Nước lọc: 450ml

Dầu ăn: 3ml

Cà rốt rửa sạch, thái miếng, rồi đem luộc qua. Mẹ cho cà rốt đã luộc vào máy xay xay nhuyễn.

Trứng gà, mẹ lấy phần lòng đỏ, rồi đánh tan.

Khi cháo chín nhừ mẹ cho trứng gà vào khuấy, mẹ tiếp tục cho cà rốt vào, khuấy đều tay, nấu khoảng 2-3 phút.

Cháo chín, đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.

⏩ Xem video Cháo trứng gà cà rốt

11. Cháo trứng gà khoai môn

Nguyên liệu

Trứng gà: 1/2 quả

Khoai môn: 20g

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: ~ 1 thìa 25g

Dầu ăn: 1 thìa cà phê 3ml

Cách làm

Khoai môn cắt miếng.

Cho cháo ăn dặm Mabu vào nồi nước, thêm khoai môn vào, bắc lên bếp nấu sôi, đun với lửa nhỏ khoảng 15 -20 phút.

Trứng gà mẹ lấy 1/2 lòng đỏ đánh đều.

Khi cháo chín nhừ thì mẹ có thể dùng thìa đánh nhuyễn khoai môn, rồi cho trứng vào khuấy đều, đun sôi lục bục khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn, trộn đều và cho bé thưởng thức món cháo trứng gà khoai môn khi còn ấm nóng.

⏩ Xem video Cháo trứng gà khoai môn

12. Cháo cá chép mồng tơi

Nguyên liệu

Cá chép: 30g

Rau mồng tơi: 30g

Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Nước: 450ml

Cách làm

Mẹ cho 450ml nước vào nồi, thêm 1.5 thìa gạt cháo gạo Nhật Mabu, bắc bếp nấu khoảng 15-20 phút.

Cá chép mẹ làm sạch, đun sôi nước cho vào luộc chín, vớt ra, gỡ bỏ xương và da, phần thịt băm nhỏ.

Rau mồng tơi, mẹ lấy phần lá, rửa sạch, băm nhỏ.

Cháo chín nhừ thì cho cá vào đun thêm 2-3 phút, rồi cho rau mồng tơi vào trộn đều, đun sôi bồng, tắt bếp, đổ cháo cá chép rau mồng tơi ra bát cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo cá chép mồng tơi

13. Cháo cá chép cà chua

Nguyên liệu

Cá chép: 30g

Cà chua: 1 quả

Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Nước: 450ml

Hành khô: 1 vài nhánh băm nhỏ

Cách làm

Mẹ cho 450ml nước vào nồi, thêm 1.5 thìa gạt cháo gạo Nhật loại hạt vỡ, bắc bếp nấu khoảng 15-20 phút.

Cá chép mẹ làm sạch, đun sôi nước cho vào luộc chín, vớt ra, gỡ bỏ xương và da, phần thịt băm nhỏ.

Cà chua mẹ gọt vỏ, bỏ hạt và băm nhỏ.

Láng dầu vào nồi, đun nóng, rồi cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm, tiếp đến cho cà chua vào xào.

Cháo chín nhừ thì cho cá vào đun thêm 2-3 phút, rồi cho cà chua vào trộn đều, đun sôi bồng, tắt bếp, đổ cháo cá chép cà chua ra bát cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo cá chép cà chua

14. Cháo cá lóc mồng tơi

Nguyên liệu

Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Cá lóc: 50g

Rau mồng tơi: 30g

Dầu ăn: 3ml

Nước lọc: 450ml

Cách làm:

Mẹ cho 450ml nước vào nồi, thêm 35g (tương ứng với 1.5 thìa cháo Mabu) vào nồi và đặt bếp nấu khoảng 15-20 phút.

Trong thời gian đó, mẹ sơ chế cá. Cá mẹ cho vào nồi luộc: đổ khoảng 150ml nước vào nồi, cho cá vào luộc chín thì vớt cá ra, gỡ bỏ da và xương.

Thịt cá và rau mồng tơi mẹ đem bằm nhỏ.

Khi cháo chín nhừ, mẹ cho cá vào đun sôi bùng, thì tiếp tục cho mồng tơi vào đun sôi bùng là được.

Đổ cháo ra bát, nêm thêm 1 thìa dầu ăn và cho bé thưởng thức món cháo cá lóc rau mồng tơi khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo cá lóc mồng tơi

15. Cháo lươn bí đỏ

Nguyên liệu

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g

Thịt lươn đã lọc rút xương: 30g

Bí đỏ: 30g

Dầu ăn:5ml

Hành khô: 1 nhánh nhỏ

Cách làm

Bí đỏ rửa sạch, thái miếng.

Lươn mẹ cho vào nồi luộc chín thì vớt ra.

Mẹ áng lấy khoảng 450ml nước luộc lươn và cho 35g cháo ăn dặm Mabu vào, thêm bí đỏ, đậy vung, ninh nhừ.

Lươn mẹ gỡ/xé nhỏ, rồi băm nhỏ.

Láng dầu phi thơm hành, cho lươn vào xào, đảo đều tay

Cháo chín mềm, mẹ dùng thìa đánh nhuyễn bí đỏ trong nồi, hoặc có thể vớt bí đỏ ra bát để đánh nhuyễn, sau đó thì cho lươn đã xào với hành khô thơm lừng vào trộn đều lên nấu sôi lục bục.

Tắt bếp, mẹ có thể cho thêm hành ngò cho thơm theo khẩu vị của bé. Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo ăn dặm cho bé gồm lươn + bí đỏ +gạo nấu cháo Mabu.

⏩ Xem video Cháo lươn bí đỏ

16. Cháo trai rau ngót

Nguyên liệu

Cháo ăn dặm hạt vỡ Mabu: 35g

Trai: 2 con cỡ vừa

Rau ngót băm nhỏ: 30g

Dầu ăn: 5ml

Nước: 500ml

Cách làm

Trai mẹ đem ngâm và rửa sạch trước khi luộc.

Cho trai vào nồi nước, đem bắc bếp luộc sôi. Đến khi trai mở miệng thì mẹ vớt trai ra.

Nước luộc trai mẹ lọc qua, rồi lấy khoảng 450ml nước, đổ vào nồi, rồi cho gạo Nhật nấu cháo Mabu vào, bắc bếp nấu cháo, khi cháo sôi thì mẹ vặn nhỏ lửa ninh thêm khoảng 15-20 phút cho cháo nhừ.

Thịt trai mẹ đem bóp ruột, rồi rửa sạch qua vài lượt nước, đến khi nước trong thì mẹ vớt trai ra cho róc nước, rồi thái nhỏ.

Láng dầu ăn vào chảo, cho trai vào xào.

Cho trai đã vào vào máy xay và xay nhỏ.

Rau ngót mẹ cũng đem xay nhỏ. Cho rau ngót vào máy xay, cho thêm khoảng 10-20ml nước vào và xay nhỏ.

Cháo chin nhừ thì mẹ lần lượt cho trai vào, rồi cho rau ngót vào nấu sôi thì tắt bếp.

⏩ Xem video Cháo trai rau ngót

17. Cháo cua rau dền đỏ

Nguyên liệu

Rau dền: 30g

Cua bóc bỏ mai, yếm làm sạch: 50g

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g

Dầu ăn: 3ml

Nước: 400ml

Mẹ cho 35g gạo nấu cháo Mabu vào nồi, thêm 400ml nước vào ninh khoảng 15-20 phút cho cháo nhừ và hơi đặc sền sệt.

Mẹ cho phần cua đã bóc bỏ mai, yếm vào cối, thêm chút nước, xay nhỏ. Mẹ lưu ý cho ít nước để phần thịt cua và nước không bị loãng quá, tránh tình trạng khi cho vào cháo làm cháo loãng quá.

Lọc cua qua rây để lấy phần thịt cua. Mẹ có thể lọc 2 lần cho kỹ, để thu được phần thịt cua nhỏ mịn.

Rau dền đỏ, mẹ chọn lấy phần lá rồi đem xay/băm nhuyễn.

Khi cháo chín, mẹ từ từ đổ phần nước thịt cua vào khuấy đều tay, nấu khoảng 2-3 phút, cháo cua chín kỹ thì mẹ cho rau dền vào nấu sôi.

Cháo chín, đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn vào là mẹ đã hoàn thành món cháo cua đồng rau dền. Cho bé ăn món này khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo cua đồng rau dền đỏ

18. Cháo ếch bí đỏ

Nguyên liệu

Thịt ếch: 30g

Bí đỏ: 30g

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g

Dầu ăn: 5ml

Cách làm

Bí đỏ gọt vỏ, xắt miếng nhỏ.

Gạo nấu cháo Mabu hạt vỡ, mẹ không cần vo do đã được thanh trùng đảm bảo vệ sinh, chỉ cần cho vào nồi, thêm nước vào, bắc bếp ninh. Khi cháo sôi, mẹ cho thêm bí đỏ vào ninh chung, ninh khoảng 15-20 phút là cháo chín nhừ. Cháo chín rất nhanh do đã được xử lý công nghệ Đức, khiến hạt gạo Nhật chín đến 90%.

Trong thời gian đó, mẹ làm ếch cho thật sạch, lấy phần thịt đùi, lọc bỏ xương, rồi cho thịt đùi ếch vào chảo xào chín.

Khi thịt ếch chín, mẹ cho ra thớt, băm nhỏ thịt ếch phù hợp với khả năng ăn thô của con.

Khi cháo và bí ngô chín mềm thì mẹ lấy thìa đánh tan nhuyễn phần bí ngô, rồi khuấy đều, tiếp đến cho ếch vào, đảo đều lên, nấu thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.

Đổ cháo ra bát và cho bé thưởng thức món cháo ếch bí đỏ này khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo ếch bí đỏ

19. Cháo chim bồ câu đậu cô ve cà rốt

Nguyên liệu

Chim bồ câu: 1/2 con (khoảng 100g)

Cà rốt, đậu cô ve: 40g

Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Gạo nếp: 10g

Hành khô: 1 – 2 nhánh

Nấm hương: 3 – 4 tai

Dầu ăn: 5ml

Nước

Thịt chim mẹ làm sạch, lọc xương và thịt để riêng ra.

Mẹ đổ khoảng 550ml nước vào nồi, cho thêm cháo gạo Nhật Mabu vào, gạo nếp, xương chim vào ninh khoảng 15-20 phút.

Trong thời gian đó, mẹ đem băm chim bồ câu, thái/băm nhỏ đậu cô ve, cà rốt, nấm hương tùy vào khả năng ăn thô của bé.

Mẹ láng dầu vào nồi, đun nóng thì cho hành khô đã băm nhỏ vào phi thơm, rồi cho thịt chim bồ câu vào xào săn.

Khi cháo chín nhừ, mẹ vớt xương chim bồ câu ra, rồi cho cà rốt, đậu cô ve, nấm hương vào đun trong khoảng 2 – 3 phút thì cho thịt chim bồ câu vào đun sôi.

Đổ cháo ra bát và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo chim bồ câu đậu cô ve cà rốt

20. Cháo cá thu rau muống

Nguyên liệu

Cá thu: 35g

Rau muống: 30g

Cháo ăn dặm Mabu: 35g

Hành củ: 1 nhánh nhỏ

Dầu ăn: 3-5ml

Cách làm

Gạo Nhật nấu cháo Mabu mẹ cho vào nồi, thêm nước (không cần vo rửa), rồi bắc bếp ninh 15-20 phút là nhừ nhuyễn. Cháo gạo Nhật Mabu nấu nhanh gấp 5 lần so với gạo thông thường ninh cháo.

Cá thu mẹ làm sạch, rồi băm nhuyễn.

Láng chút dầu ăn vào chảo, cho hành đã bằm vào phi thơm và cho cá thu vào xào săn.

Rau muống mẹ nhặt, chọn phần lá, rồi rửa sạch, sau cho vào máy xay nhuyễn.

Khi cháo chín nhừ thì lần lượt cho cá thu và cho rau vào, khuấy đều, đun đến khi rau chín thì đổ ra bát cho bé thưởng thức món cháo ăn dặm cho bé từ cá thu và rau muống.

21. Cháo ngao cà chua

Nguyên liệu

Cháo hạt vỡ Mabu: 35g

Ngao: 300g

Cà chua: 1 quả

Hành lá: 1 vài nhánh nhỏ

Hành khô

Dầu ăn

Cách làm

Ngao mẹ đem rửa sạch, luộc chín, đến khi ngao hé miệng. Vớt ngao, lọc bỏ vỏ, lấy phần ruột, bóp sạch. Nước ngao mẹ cho gạo vào nấu cháo.

Cà chua, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ.

Láng dầu phi thơm hành khô băm nhỏ, cho cà chua và ngao vào xào. Đổ hỗn hợp vào máy xay xay nhuyễn.

Khi cháo chín nhừ thì cho ngao và cà chua vào, mẹ có thể rắc thêm ít hành lá, thì là thái nhỏ vào trộn đều nếu bé thích thêm mùi vị.

Đổ cháo ngao cà chua ra bát, cho bé ăn món này khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo ngao cà chua

22. Cháo tôm biển mồng tơi

Nguyên liệu

Tôm biển: 70g

Rau mồng tơi: 30g

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g

Dầu ăn: 3ml

Nước: 450ml

Cách làm

Gạo nấu cháo Mabu mẹ cho vào nồi, thêm 450ml nước vào ninh khoảng 15-20 phút cho nhừ.

Tôm mẹ rửa sạch, bóc vỏ, rút sợi chỉ đen trên lưng và bụng tôm, rồi đem băm nhỏ.

Rau mồng tơi mẹ rửa sạch, lấy phần lá băm nhỏ vừa đúng theo khả năng ăn thô của bé.

Khi cháo chín, mẹ cho tôm vào khuấy đều tay khoảng 2 phút, rồi tiếp tục cho rau vào nấu sôi lục bục đến khi chín là có thể đổ cháo ra bát, nêm thêm thìa dầu ăn là mẹ đã hoàn thành món cháo ăn dặm cho bé giàu dinh dưỡng từ tôm biển và rau mồng tơi.

⏩ Xem video Cháo tôm biển mồng tơi

23. Cháo tôm mướp hương

Nguyên liệu

Gạo/Cháo ăn dặm Mabu: 35g

Mướp hương: 30g

Tôm: 30g.

Dầu ăn: 3ml

Nước: 450ml

Cách làm

Gạo nấu cháo Mabu mẹ cho vào nồi, thêm nước, bắc bếp, ninh khoảng 15 – 20 phút là cháo chín nhừ. Nếu mẹ nấu gạo thường thì mẹ nên ngâm, vo gạo trước vài tiếng, rồi cho vào nồi ninh khoảng 45-60 phút.

Tôm mẹ bóc vỏ, rồi cho vào máy xay, thêm chút nước, xay nhỏ.

Mướp cho vào máy xay nhỏ.

Khi cháo chín, mẹ cho tôm vào khuấy đều, rồi tiếp tục cho mướp vào đun sôi bùng lên là được. Cho thêm chút dầu ăn khuấy đều.

Tắt bếp, đổ cháo ra bát và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

24. Cháo mực cà rốt

Nguyên liệu

Mực tươi: 30g

Cà rốt: ½ củ

Thì là: 1 vài nhánh

Gạo tẻ/ cháo nấu nhanh Mabu: 35g

Gia vị, dầu ăn

Cách làm

Gạo cho vào nồi, thêm nước, ninh cháo. Nếu mẹ nấu gạo thường thì mẹ cần ninh khoảng 60 phút để cháo chín nhừ, còn với gạo nấu cháo Mabu mẹ chỉ cần ninh khoảng 15 phút là cháo chín nhừ, do gạo nấu cháo Mabu đã xử lý công nghệ Đức đã chín đến 90%.

Cà rốt gọt vỏ, thái miếng, đem luộc qua.

Mực mẹ rửa sạch, có thể dùng dao cạo phần bụng, rồi bóp muối và rượu trắng đề rửa mực sạch hơn và bớt mùi tanh. Sau khi rửa mực mẹ đem thái nhỏ.

Phi hành thơm và cho mực vào xào chín. Mẹ lưu ý xào với lửa to để mực không mất nước, và không bị dai. Rồi mẹ xúc mực ra, có thể băm hoặc xay nhỏ mực cùng cà rốt tùy vào khả năng ăn thô của bé.

Khi cháo chín thì mẹ cho mực và cà rốt vào đảo đều lên, nêm gia vị vừa vặn, cho thì là thái nhỏ vào.

Cháo chín, mẹ đổ ra bát và cho bé ăn cháo mực cà rốt khi còn nóng.

⏩ Xem video Cháo mực cà rốt

25. Cháo cua biển nấm rơm

Nguyên liệu

Thịt cua biển: 30g

Nấm rơm: 20g

Gạo/cháo ăn dặm Mabu: 30g

Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Nước: 1 bát

Cách làm

Gạo/cháo ăn dặm Mabu, mẹ cho thêm nước vào ninh nhừ thành cháo.Nếu mẹ nấu gạo thường thì mẹ cần ninh khoảng 60 phút để cháo chín nhừ, còn với gạo nấu cháo Mabu mẹ chỉ cần ninh khoảng 15 phút là cháo chín nhừ, do gạo nấu cháo Mabu đã xử lý công nghệ Đức đã chín đến 90%.

Cua mẹ đem luộc chín, và gỡ lấy thịt, băm nhỏ.

Nấm rơm ta nhặt sạch, cắt chân và dùng dao thái nhỏ.

Láng dầu vào chảo, cho hành đã thái nhỏ phi thơm thì cho thịt cua và nấm rơm vào xào.

Khi cháo chín mềm thì cho thêm cua và nấm rơm vào, đun sôi, khuấy đều tay đến khi sôi thì tắt bếp. Cho bé ăn món này khi còn nóng ấm.

26. Cháo hàu rau cải

Nguyên liệu

Gạo tẻ/cháo ăn dặm Mabu: 35g

Gạo nếp: 10g

Hàu: 50g

Rau cải: 30g

Hành khô: 1 -2 nhánh nhỏ

Cách làm

Gạo/cháo ăn dặm Mabu, mẹ cho vào nồi, thêm nước, nấu cháo, ninh nhừ.

Rau cải mẹ rửa sach, thái nhỏ.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Hàu cọ sạch vỏ, cho hàu vào lò vi sóng quay trong vòng 2-3 phút để hàu hé miệng, rồi dùng dao tách vỏ hàu ra, mẹ nhớ giữ lại cả phần nước trong hàu, vì phần nước này rất ngọt. Phần nước này mẹ cho vào cháo khi cháo sôi.

Khi lấy được phần thịt hàu, mẹ đem rửa sạch, nhất là phần viền đen của hàu. Rồi đem băm nhỏ.

Láng dầu vào chảo, phi thơm hành khô băm nhỏ, rồi cho hàu vào xào. Nếu nấu cháo cho bé trên 12 tháng mẹ có thể cho thêm chút nước mắm vào xào hàu cho đượm.

Khi cháo chín nhừ, mẹ cho hàu vào, rồi cho rau cải vào, nấu sôi là có thể đổ ra bát. Mẹ cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

27. Cháo gan gà khoai lang

Nguyên liệu

Cháo ăn dặm Mabu: 35g

Gan gà: 30g

Khoai lang: 30g

Dầu ăn: 1 muỗng cà phê 3ml

Nước: 450-500ml

Cách làm

Gan gà, mẹ lạng hết màng xơ, rửa sạch và băm nhuyễn.

Khi cháo chín nhừ thì mẹ dùng thìa đánh nhuyễn khoai lang, khuấy đều, rồi mẹ cho gan vào tiếp tục khuấy đều, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút để gan gà thật chín. Mẹ tắt bếp.

Mẹ đổ cháo ra bát, trộn thêm 1 thìa nhỏ dầu ăn. Vậy là mẹ đã có món cháo cháo ăn dặm cho bé từ gan gà và khoai lang cực bổ dưỡng rồi!

Mẹ cho bé thưởng thức món ăn này khi còn ấm nóng.

⏩ Xem video Cháo gan gà khoai lang

28. Cháo tim gà cà rốt

Nguyên liệu

Cháo nguyên hạt Mabu: 35g

Tim gà: 30g

Cà rốt: ½ củ

Hành, ngò

Cách làm

Cho 35g cháo nguyên hạt Mabu vào nồi, thêm khoảng 450ml nước, sau đó ninh mềm nhừ khoảng 15 phút.

Tim gà mẹ rửa sạch, lột lớp màng nhầy, bóp muối rửa sạch, có thể cắt bỏ phần cuống tim, rồi thái/băm nhỏ.

Cà rốt rửa sạch, xắt/băm nhỏ.

Khi cháo chín thì cho tim và cà rốt vào ninh nhừ tiếp. Tắt bếp cho chút hành, ngò thái nhỏ vào, trộn đều lên.

Đổ vào bát cho bé thưởng thức.

29. Cháo tim heo bí đỏ

Nguyên liệu

Cháo ăn dặm nguyên hạt Mabu: 35g

Tim heo: 30g

Bí đỏ: 30g

Dầu ăn: 1 muỗng cà phê 5ml

Nước: 500ml

Cách làm

Mẹ cho cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt vào nồi, thêm vào 500ml nước vào và bắc bếp nấu sôi. Khi cháo sôi thì mẹ cho thêm bí đỏ vào ninh cùng khoảng 20 phút.

Tim heo mẹ đem băm nhỏ.

Láng chút dầu vào chảo, đun nóng dầu ăn và cho tim vào, xào chín tim heo.

Khi cháo chín nhừ thì mẹ dùng thìa đánh tan bí đỏ, rồi khuấy đều. Tiếp đến mẹ cho tim heo vào, khuấy đều tay và nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút.

Mẹ đổ cháo ăn dặm cho bé ra bát và cho bé măm măm khi còn nóng ấm.

⏩ Xem video Cháo tim heo bí đỏ

95% gạo nấu cháo Mabu là gạo Nhật Japonica – hạt tròn trong, bóng, nấu lên vị thanh, mát sánh dẻo. Đây là loại gạo mà người Nhật rất yêu thích dùng để làm shusi, nấu cháo cho trẻ em và người già.

Sản phẩm có phối trộn thêm gạo nếp và gạo tám theo tỷ lệ tuyệt hảo, để giúp cháo Mabu dậy mùi thơm và sánh mịn hơn.

Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm:

Lượng thích hợp hạt sen, đậu xanh và bột sắn dây giúp bé MÁT TRONG – tránh xa TÁO BÓN

SELEN (từ nấm men) giúp bé TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG

Khoáng chất hữu cơ (Sắt, Kẽm, Canxi…) từ Bột mầm rau (dựa trên công nghệ Bioenrich của Nhật) giúp KÍCH THÍCH BÉ ĂN NGON, phát triển toàn diện.

CHÁO ĂN DẶM MABU NẤU CỰC NHANH. TẠI SAO?

Dễ dàng nấu sản phẩm chỉ với 10-15 PHÚT NẤU bằng bếp ga, do sản phẩm đã được xử lý chín đến 90% bằng công nghệ hiện đại Đức.

Không mất công giã vỡ hạt gạo, hay cà rây cháo, vì cháo Mabu đã có sẵn kích cỡ hạt phù hợp với độ tuổi ăn thô của bé.

Mỗi bữa mẹ chỉ cần nấu 1-1.5 muỗng gạo Mabu là đã có bát cháo khoảng 200ml cho bé.

Dễ dàng bổ sung thêm thực phẩm như thịt, cá, rau củ… đảm bảo cho bé có bữa ăn đa dạng và tươi nguyên hương vị tự nhiên.

Sản phẩm được thanh trùng Pasture, khử trùng Ozon, chứng nhận VSATTP.

Độ ẩm sản phẩm dưới 10% vì vậy dù KHÔNG CÓ CHẤT BẢO QUẢN vẫn có hạn sử dụng 18 tháng.

Sản phẩm của Mabu do Công ty CP Hikoji Việt Nam sản xuất và phân phối ra thị trường từ năm 2012, có nhà máy đặt tại Khu công nghiệp thực phẩm Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – HN.

Giá bán: 69,000/400g và 139,000/900g