Đề Xuất 3/2023 # Việt Trinh: Tôi Điềm Đạm Hơn Nhờ Ăn Chay # Top 9 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Việt Trinh: Tôi Điềm Đạm Hơn Nhờ Ăn Chay # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Việt Trinh: Tôi Điềm Đạm Hơn Nhờ Ăn Chay mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mấy ngày gần đây, trên báo mạng có đưa tin sự kiện một tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật đề cử những nhân vật cho giải thưởng Nghệ sĩ ăn chay hấp dẫn nhất.

Ở đây, chúng ta không bàn về chuyện giải thưởng này, mà chỉ nghe hai nghệ sĩ có tên trong đề cử chia sẻ chuyện ăn chay của mình về khía cạnh sức khỏe.

Đại Nghĩa: Ăn chay vì sức khỏe của mình

Diễn viên Đại Nghĩa cho biết anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về Phật giáo, tư tưởng ấy đã ăn sâu trong anh từ khi anh còn là một đứa trẻ. Mải mê dấn thân vào showbiz với nhiều mặt trái vui buồn, “may mà chưa bị tha hóa” như lời anh nói, rồi một lần tình cờ “cái duyên nhà Phật ấy quay trở lại” và anh đến với việc ăn chay như một lẽ tự nhiên.

Anh sảng khoái bảo: “Anh chị em thân cận ở Idecaf đều biết trước đây mình ăn… dễ sợ như thế nào, vậy nên khi chuyển từ mặn sang chay, mọi người cứ hỏi sao ăn được hay quá vậy? Nhưng thật ra ăn chay là điều hết sức bình thường, bạn tưởng tượng một đĩa cơm có rau củ quả, nấm, thịt, bây giờ bỏ cục thịt ra thì vẫn là đĩa cơm… rất ngon, phải nói với tôi món chay ngon vô cùng. Trên chính trang Facebook cá nhân của mình, tôi đăng rất nhiều hình ảnh các món chay do tôi làm tại nhà, nhìn là muốn ăn liền, nói thế để biết món chay không dở! Lâu lâu chán ăn cơm thì mình làm vài món mới như xôi khúc nhân chay với nấm đông cô cắt nhỏ và chả chay cắt hạt lựu trộn cùng đậu xanh đánh thay vì thịt như bình thường. Nói chung là món nào mình cũng có thể làm chay được nên ăn rất vừa miệng mà không bị ngán.

Tôi vẫn nghĩ vui thế này: 32 năm qua đã ăn mặn rồi, mới chỉ ăn chay được hai năm rưỡi thôi thì có xá gì đâu, nên đôi khi mình cũng hơi ngại có ai hỏi về chuyện ăn chay. Qua đây cũng muốn nhắn nhủ với các bạn: nếu không ăn chay trường được thì các bạn có thể ăn ít, một tháng ăn một hai ngày cũng được, bởi trước tiên ăn chay là vì sức khỏe của mình, giúp thanh lọc cơ thể khỏi những món dầu mỡ chứ không phải vì một tôn giáo nào cả”.

Việt Trinh: Tôi điềm đạm hơn nhờ ăn chay!

Không chỉ thoải mái chia sẻ về việc ăn chay, Việt Trinh còn “bật mí” những kinh nghiệm nho nhỏ của mình để duy trì một chế độ ăn chay hợp lý – tốt cho sức khỏe.

Chị cho biết: “Hồi đầu tiên khi vừa ăn chay thì mình thấy ngay là rất dễ tiêu hóa, không bị đầy bụng, nặng bụng. Rồi dần dà ăn thường xuyên, lâu dài và tôi phát hiện điều mầu nhiệm mà việc ăn chay mang lại: đó là làm cho mình điềm đạm, bớt nóng tính hơn rất nhiều. Theo những tài liệu khoa học mà tôi được biết khi ăn nhiều thịt, chất đạm, cơ thể dễ sinh ra mệt mỏi, cáu bẳn, các loài động vật ăn thịt như hổ, báo… cũng dễ nổi giận hơn các loài động vật ăn cỏ, lá khác. Tuy nhiên ăn chay cũng cần phải có phương pháp và thực đơn hợp lý nếu không muốn cơ thể bị suy nhược vì thiếu chất. Tôi còn nhớ mãi kỷ niệm khi trở lại phim trường trong vai trò đạo diễn. Công việc chất chồng và rất căng thẳng, tôi từng nhiều phen chóng mặt, muốn ngất xỉu trên phim trường. Sau đó đến bác sĩ khám mới biết ăn chay cũng cần phải cân bằng lượng tinh bột, đạm (trong cơm, đậu hũ) với lượng chất xơ để bảo đảm cơ thể khỏe mạnh, đủ năng lượng làm việc.

Thực đơn ăn chay của tôi rất đơn giản: buổi sáng thường là một tô mì chay hoặc hủ tiếu chay. Buổi chiều – tối thì luân phiên các món như bầu luộc, mướp nấu canh, tôi cũng chủ trương dùng trứng gà công nghiệp (không dùng trứng gà ta) để làm phong phú thêm các món chay. Rất hạnh phúc do trong quá trình ăn chay tôi không gặp trở ngại từ phía gia đình vì cả nhà cũng ăn khá đơn giản, đặc biệt là con trai Thiện Nhân ăn món chay rất giỏi và tỏ vẻ thích ăn chay. Tuy nhiên bé còn nhỏ nên tôi cũng không hướng bé vào việc ăn chay mà vẫn có thực đơn riêng như bình thường để bé có thể phát triển tối đa trong độ tuổi của mình. Riêng bản thân tôi đã bước vào tuổi 40 rồi, nên ngoài việc ăn chay tôi còn bổ sung uống sữa đều đặn và tự đề ra cho mình một lịch luyện tập ngoài trời như chạy bộ ngoài nắng buổi sáng sớm, uống thêm vitamin C, canxi… Thời gian biểu bắt đầu một ngày mới của tôi thường là: thức dậy lúc 6g sáng, vệ sinh cá nhân rồi uống một ly nước cam mật ong để bổ sung vitamin C. Tập thể dục khoảng 30 phút bằng nhiều cách: chạy bộ, phơi nắng… Sau đó nghe nhạc thư giãn trong khoảng 15 phút rồi tắm rửa chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Thông thường, khi nghĩ đến các món chay là người ta nghĩ đến các loại rau, nhưng thú thật rau quả bây giờ không an tâm được về chất lượng. Do vậy, để phục vụ các bữa chay thật sự tốt cho sức khỏe, tôi tận dụng luôn mảnh vườn ở nhà để trồng bầu và mướp. Bây giờ có thể tự hào “khoe” là ở nhà Việt Trinh không bao giờ tốn tiền mua rau”.

(Theo Tuổi Trẻ)

Nấu Ăn Ngon Hơn Nhờ Biết Thịt Bò Phần Nào Ngon Nhất

Trong ức bò chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cứ 100g ức bò thì có đến 21g Protein và 155 calo, rất phù hợp để bạn có thể làm những món ăn bổ dưỡng cho gia đình mình.

Nạc vai: Ngon nhất khi hầm hay làm bò viên

Nạc vai là phần thịt ở giữa xương vai, nách, phía thân trước. Phần thịt này khá là dai, vì vậy để chế biến nạc vai ngon nhất, các đầu bếp thường dùng để làm các món hầm hay xay thịt để làm bò viên cũng rất ngon.

Sườn: Sườn nướng hoặc chiên là lựa chọn hoàn hảo

Xương sườn giữa của bò khá mềm nên thích hợp để làm món sườn bò nướng, món chiên hoặc bò hầm kiểu Pháp. Vì sườn mềm, không dai nên các bạn không cần phải chế biến cầu kỳ hay tẩm ướp lâu mất thời gian mà vẫn đạt được độ thơm ngon đúng điệu.

Thịt ba chỉ: Ngon nhất khi nướng, xào, nhúng lẩu

Ba chỉ bò là phần thịt được lấy ở bụng bò, có thịt nạc và mỡ xen kẽ, ăn mềm, béo hay dùng để nướng, xào, nhúng lẩu. Nếu có thêm sụn thì dùng để làm món hầm ăn cũng rất ngon. Thế là bạn đã biết các món nướng, lẩu thường dùng phần thịt bò nào rồi đúng không.

Bắp bò: Bò hầm, luộc, kho, nấu canh luôn được ưa chuộng

Bắp bò còn được gọi là thịt chân giò, được chia ra thành hia phần đó là thịt bắp chân trước và sau. Phần bắp nhỏ ở chân trước gọi là bắp hoa, phần nằm giữa lòi bắp đùi ở chân sau được gọi là bắp rùa ăn mềm hơn bắp hoa.

Phần thịt này được ưa chuộng nhiều nhất vẫn là hầm, luộc, hấp, kho hay nấu canh để giữ độ ngon có sẵn của thịt bắp.

Thăn vai là phần thịt ở lưng bò, thịt mềm, ngọt và một trong những phần thịt ngon nhất của con bò và chứa hàm lượng Protein lên đến 21g trên 100g thịt thăn bò. Để chế biến phần thịt này, chỉ cần ướp chút gia vị cơ bản muối, tiêu, đường và nướng lò là đúng vị.

Ngoài ra người ta còn dùng thăn vai để nấu phở, bít tết, lẩu, xào. Nếu thịt có xen lẫn mỡ, gân thì dùng làm bò hầm, bò viên, lagu…

Đây là phần thị ít được dùng nhiều do chế biến khá khó bởi nhiều nạc và dai. Thế nhưng thịt mông sẽ mềm và ngon hơn khi được dùng làm các món hầm hoặc dùng để nấu cháo thịt bò cũng khá là ngon

– BTT-

9 Lý Do Thuyết Phục Tôi Nên Ăn Chay Trường

Phải nói là mình hết sức khâm phục những người ăn chay trường, họ thật sự là những người có ý chí và quyết tâm cao.

Quả đúng như vậy! Rất khó để thực hiện khi xung quanh chúng ta đầy rẫy các món ngon vật lạ, với lại làm sao mà từ chối những buổi tiệc gặp mặt giao lưu với bạn bè người thân, toàn những người ăn thịt được đây ?!?

Bạn biết đấy, những người ăn chay tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Không những họ kiêng thịt động vật, mà họ còn chẳng đụng vô đường tinh luyện (đường cát trắng, vì nó có tính âm khiến con người mệt mỏi, chán nản và bệnh tật) và dầu mỡ, hóa chất (ngay cả hóa chất thực phẩm được cho phép), thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn (mì ăn liền,…)

Cho dù ai đó ăn chay chỉ vì lợi ích sức khỏe hay vì từ bi với động vật và quan tâm đến môi trường sống, tinh thần động cơ đó đều rất đáng trân trọng và truyền bá.

Thường thường những người lớn tuổi hoặc đi tu mới ăn chay nhưng có những người mới còn trẻ nhưng đã nhiệt tình khiến mình tò mò tự hỏi liệu có gì hay ho và ăn chay có làm cuộc sống tốt đẹp hơn không?

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu kĩ lưỡng mình đã khám phá ra 9 lý do chính sau đây:

Có đủ đạm cần thiết cho con người trong thực vật giống như trong thịt

Mức đạm hàng ngày theo tiêu chuẩn được khuyến nghị đối với đàn ông là khoảng 56gram,

và phụ nữ là 46gram.

Chế độ ăn bình thường cho phép ta hấp thụ đạm từ nguồn động vật như thịt, trứng, sữa. Nhưng người ăn chay trường không thể ăn bất cứ thứ gì từ động vật, vậy họ lấy đạm từ đâu?

Vâng, đa phần người ăn chay khẳng định rằng nguồn đạm trong thực vật hoàn toàn cạnh tranh với nguồn đạm trong thịt. Và đây là danh sách theo trang Body Building:

Tào phớ (màn thầu, đậu hũ,… ): 20-30gram đạm mỗi chén

Đậu Navy: 20 gram đạm mỗi chén

Hạt hemp: 10 gram đạm mỗi 2 muỗng cà phê

Đậu sprouted, peas, Hà Lan, đậu lăng: 36 gram đạm mỗi 100 gram đậu

Đậu xanh: 7.9 gram đạm mỗi chén

Bạn thấy đấy, với định mức hàng ngày và danh sách như trên, cơ thể con người hoàn toàn có thể đủ đạm chỉ cần nguồn từ thực vật.

Vì sao mình xếp đạm đầu tiên và nó quan trọng như thế nào ?

Bởi vì cơ thể chúng ta cần amino axit có trong đạm. Đạm giúp cơ thể chúng ta vận chuyển chất dinh dưỡng và tuần hoàn máu. Từ việc cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động, cho đến dưỡng chất cho da và tóc, cơ thể đương nhiên là rất cần đạm để thực hiện mọi chức năng và hoạt động bình thường hàng ngày.

Tổ tiên chúng ta chỉ ăn cây cỏ mà sống được và chúng ta cũng nên như thế

Loài người tiến hóa từ khỉ và do đó những người ăn chay cho rằng chúng ta nên theo chế độ ăn uống nguyên thủy cổ xưa như “họ”. “Họ” sống khỏe và vẫn tiến hóa tốt nên chẳng có lý do gì chúng ta không làm được như vậy.

Thế vậy những con khỉ và đười ươi đang ăn cái gì? Tổ chức động vật hoang dã nói rằng chúng ăn chủ yếu là rau củ, thân cây, lá cây, măng trúc, măng tre, trái cây…

Theo bài báo đăng trên Huffington Post, loài khỉ trong tự nhiên không bị mắc bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch. Hội ăn chay cho rằng vì chúng không ăn thịt, đường và các chế phẩm công nghiệp nên tránh được các bệnh nghiệm trọng trên, và chúng ta nên bắt chước như thế.

Loài người được tạo hóa lập trình không nhất thiết là loài ăn thịt

Giống như lập luận về chế độ ăn uống của loài khỉ, xét về di truyền học, tạo hóa định hình bộ gen của chúng ta không phải là phải ăn tạp.

Những người theo khuynh hướng này cho rằng: bởi vì chúng ta không có móng vuốt và bộ hàm răng sắc khỏe, cũng như không có đủ axit trong dạ dày để tiêu hóa và hấp thu thịt, nên xét về mặt sinh học cơ thể chúng ta được lập trình chỉ để ăn rau và trái cây.

Điều này rất hợp lý, động vật ăn thịt như sư tử có thể săn bắt và ăn thịt sống mà không cần phải nấu chín, bởi vì cơ thể nó có đủ các công cụ sinh học thiết kế riêng cho nó. Hoặc như con trăn, tạo hóa ban cho nó một hệ tiêu hóa đặc biệt để có thể nuốt trọn 1 con dê và tiêu hóa trọn gói cả sừng lẫn móng mà không gặp trở ngại gì.

Còn loài người chúng ta thì không!

Vì cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp các axit béo quan trọng, nên chúng ta chỉ có thể hấp thụ chúng qua ăn uống.

Có 3 nhóm axit béo omega 3: alpha-linolenic axit (ALA), eicosapentaenoic axit (EPA), và docosahexaenoic axit (DHA).

Bạn có thể lấy EPA và DHA từ thức ăn như cá, là loại đã sẵn sàng để hấp thu ngay thời điểm cơ thể chúng ta tiêu hóa. Nếu trường phái ăn chay của bạn không ăn cá, bạn có thể bổ sung chúng từ tảo, rong biển.

Còn ALA có trong các loại đậu và hạt, tuy nhiên cần thời gian để cơ thể chuyển hóa chứ không dùng ngay được như EPA & DHA.

Axit béo rất cần thiết cho cơ thể, giúp não bộ hoạt động hiệu quả. LiveStrong cho rằng: Nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến suy yếu nhận thức, suy nhược, bệnh mất trí nhớ Alzheimers và liệt rung Parkinson.

Ăn chay vẫn đầy đủ dưỡng chất vitamin mà không cần bổ sung

Ăn chay bạn sẽ vẫn có đủ các dưỡng chất vitamin thiết yếu từ rau củ quả. Duy chỉ có 2 loại vitamin mà người ăn chay dễ bị thiếu hụt đó là Vitamin B12 và vitamin D

Chúng ta cần khoảng 1 microgram B12 mỗi ngày, nếu thừa sẽ được cơ thể lưu trữ lại dùng dần. Nếu thiếu thì khá gay go bởi vì vitamin này rất quan trọng, đảm bảo cho các tế bào hoạt động trơn tru. Nguồn cung cấp vitamin D cho những người ăn chay trường là từ các loại nấm!

Theo Drew Ramsey, nghiên cứu sinh khoa tâm thần học tại Đại học Columbia, đã chỉ ra: “Hơn phân nửa số người ăn chay trường có xét nghiệm thiếu vitamin B12, bị rủi ro gặp vấn đề về trí óc như mệt mỏi, kém tập trung, giảm khối lượng não về già và những tổn thương không thể phục hồi khác”.

Những người ăn chay cũng bị thiếu hụt vitamin D. Chúng ta cần loại vitamin quan trọng này cho răng và xương khỏe mạnh, kiểm soát hệ thần kinh, và ngăn ngừa tổn thương mô.

Vitamin D có một ít trong rau quả và có nhiều trong bơ, phô mai, sữa và các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ và trứng.

Nếu trường phái ăn chay trường của bạn cũng không đụng đến cá và trứng, thì cách duy nhất còn lại là phơi nắng nhiều để có vitamin D (dân Việt Nam thì khỏi lo rồi, nắng bao la).

Nếu bạn thuộc số ít Việt Kiều sống tại những nước mùa đông kéo dài, thì chỉ còn cách uống viên bổ sung thêm vitamin D.

Người ăn chay trường giảm đáng kể ung thư hay bệnh tim mạch

Người ăn chay trường không ăn thịt và các sản phẩm bơ sữa tươi, 2 thứ chứa chất béo bão hòa, nên giúp họ giảm được bệnh tim mạch và mức mỡ xấu.

Một nghiên cứu đã công bố cho thấy “Người ăn chay có thêm sự bảo vệ khỏi các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và đột tử do đau tim”.

Ginny Messina RD, đã nói: “Một chế độ ăn nhiều rau củ quả không chắc miễn trừ 100% bệnh tật, nhưng chắc chắn nó giảm được nguy cơ”.

Ăn chay rõ ràng là nghe có vẻ nhàm chán và kém hấp dẫn hơn, nhưng có 2 vấn đề rất dễ phân biệt của người ăn chay trường là họ có khuynh hướng ít ăn ngọt và ăn mặn, là 2 nguyên nhân lớn nhất gây rất nhiều bệnh tật kinh điển của người Việt Nam ta. Đương nhiên phải ăn rau quả nguồn gốc tự nhiên mới lành mạnh, ngày nay mọi người rất ngán thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu và các lọai hóa chất cũng như công nghệ biến đổi gen và các thực phẩm chế biến sẵn. Danh sách sau đây gợi ý cho bạn những thực phẩm chay có lợi nhất cho sức khỏe mà lại phổ biến.

Đậu phộng là một trong những lựa chọn hàng đầu để cung cấp protein và chất béo thực vật cho người ăn chay. Bạn có thể dùng bơ đậu phộng để ăn kèm với nhiều món như bánh mì, bánh quy hoặc để pha chế sinh tố cũng rất tốt.

Hạt đỗ đen, đậu lăng, đậu tây là những loại hạt giàu chất xơ và protein.

Đậu nành luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay, lại có thể dùng để chế được nhiều món ăn thông dụng, đơn giản như sữa đậu nành, đậu phụ….

Hạt vừng đen là loại hạt chứa nhiều protein, chất đạm, chất béo, đường bột, canxi, phốt pho, sắt, vitamin nhóm B… Chúng vừa dễ hấp thụ vừa có có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường khả năng hoạt động của các thành động mạch và hệ tuần hoàn.

Các loại rau xanh lá như rau bắp cải, cải xoăn, súp lơ, rau ngót… chứa một lượng protein không kém các loại đậu. Ngoài ra thì còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxi hóa khác.

Sữa chua có lượng protein khá lớn, đồng thời tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

Quá dễ hiểu, mỗi 1 kg rau quả rẻ hơn 1 kg thịt. Nếu bạn thống kê chi phí, bạn sẽ nhận thấy số tiền chi cho ăn uống giảm trung bình được phân nửa, ví dụ cụ thể của 1 bạn đọc tên Holly sống ở Anh là: ăn chay trường so với ăn mặn tiết kiệm được 4 triệu/tháng/người.

Càng ngày càng dễ dàng để ăn chay trường

Thực chất việc ăn chay là điều dễ nhất và tốt nhất cho tất cả nhân loại! Chúng ta chỉ cần tìm hiểu cách nấu và cách ăn món nào ra sao. Nếu chúng ta dừng việc nuôi gia súc gia cầm để ăn thịt chúng ta sẽ có gấp từ 3 đến 9 lần nước sạch trong tương lai và nạn đói sẽ tuyệt chủng. Albert Einstein là người đầu tiên đề cập đến điều này!

Tôi đã gặp một tiền bối ăn chay trường và quả thực ngưỡng mộ, rất dễ để nhận ra qua làn da sáng hồng, mái tóc, ánh mắt sáng quắc,… tất cả cho thấy anh ta khỏe mạnh thế nào! Anh ta ăn khoảng 150 rau củ quả khác nhau và chú trọng nhiều rau lá xanh đậm và trái dừa, dùng cám gạo lanh ép hoặc dầu bơ để nấu ăn. Đặc biệt không ăn đường (điều này lý giải vì sao những người hay ăn mặn và ăn ngọt không thể có làn da sáng).

Nguồn bài viết: khoemanh.vn

Lẩu Chay Thanh Đạm Cho Bữa Tiệc Chay Lạ Miệng Hấp Dẫn

Cùng HITA Chay khám phá nguồn gốc của lẩu

1. Lẩu bắt nguồn từ đâu?

Lẩu là một món ăn phổ biến đối với ẩm thực của người Việt trong những bữa tiệc lớn đến những bữa tiệc nhỏ, những dịp tụ họp gia đình hay gặp mặt bạn bè. Nhưng ít ai biết đến nguồn gốc bắt nguồn từ đâu của lẩu. Và cũng ít ai biết được lẩu đã có mặt ở Trung Quốc với lịch sử lâu đời hơn 1700 năm.

Có nhiều giả thuyết khác nhau cho nguồn gốc ra đời của lẩu nhưng độ xác thực thì chưa ai kiểm chứng được. Hầu hết các giả thuyết cho rằng lẩu bắt nguồn từ phía Bắc Trung Quốc. Một số cho rằng những kị binh người Mông Cổ cưỡi ngựa dọc Châu Á. Lúc bấy giờ, họ không mang theo dụng cụ hay nguyên liệu để nấu ăn. Họ dùng tấm khiêng để nấu thịt và dùng mũ của mình để nấu súp. Nó đã thu hút những người Trung Quốc và bắt đầu phổ biến rồi từ đó trở thành một truyền thống của người Trung Hoa hơn 1000 năm qua.

Trước đây muốn ăn lẩu người ta bày ra giữa bàn một cái lò than, trên có một cái nồi (gọi là lồng lẩu) đựng thức ăn đã nấu sẵn hoặc nước sôi để nhúng nguyên vật liệu cho chín. Chiếc nồi này nhỏ hơn, nhưng vẫn có đầy đủ cấu tạo của một chiếc nồi lẩu thông thường. Hiện nay lẩu cồn, lẩu điện, lẩu ga và lầu từ đã thay thế lẩu than truyền thống.

Theo nguồn gốc xa xưa, lẩu được ăn vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể. Nồi nước lẩu sôi hùng hục trên lò than, cho đồ ăn vào nhúng cho chín rồi cho vào miệng khiến mỗi phần trên cơ thể ấm trở lại. Và đó trở nên nét chính trong ẩm thực của Trung Quốc khi mỗi dịp lễ tết gia đình bạn bè quây quần.

Người Đài Loan lại có tục vào ngày mùng 7 Tết âm lịch ăn món lẩu có 7 loại nguyên liệu là rau cần, rau thơm, tỏi, hành, hẹ, cá, thịt, thiếu một loại cũng không được. Ngụ ý chúc rằng: “Năm mới chăm chỉ, may mắn, vui vẻ, thông minh, hạnh phúc lâu bền, giàu có sung túc”.

Lẩu du nhập vào ẩm thực Việt Nam không biết tự lúc nào với đa dạng nhiều loại lẩu khác nhau: từ lẩu thái, lẩu Hong Kong, lẩu nấm v..v và từ đó biến tấu với các nguyên liệu khác nhau. Trong bài sau chúng tôi sẽ tổng hợp các loại lẩu phổ biến và đặc trưng ở Việt Nam.

Bí quyết nấu món lẩu chay ngon thanh đạm cho mọi gia đình dịp Tết

Lẩu là một trong những món ăn ngon, chế biến đơn giản và rất phù hợp cho những buổi cả gia đình sum họp bên nhau. Có rất nhiều loại lẩu: lẩu bò, lầu gà, lẩu nấm hải sản… phù hợp với khẩu vị khác nhau của mỗi người. Một trong những loại lẩu có hương vị thanh đạm, thích hợp ăn vào những dịp đầu tháng hay rằm đó chính là lẩu chay.

Đây là một trong những loại lẩu chay được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tuyệt vời khó quên. Để nấu được nồi lẩu nấm chay đúng vị thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu.

Một số loại nấm: nấm kim châm, nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm linh chi, nấm bào ngư…

Súp lơ, khoai môn, ngô, cà rốt

Tàu hũ ky, mía lau, hành chay poa – rô

Bột nêm, muối, dầu ăn, nước tương, đường

Cách nấu lẩu nấm chay ngon phải được thực hiện qua các bước cụ thể như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị rau củ

Bạn rửa sạch tất cả rau củ, để vào rổ cho ráo nước. Sau đó thái súp lơ, tàu hũ ky, cà rốt, khoai môn thành những khúc nhỏ vừa ăn.

Đối với mía lau, ngô thì bạn chẻ đôi và cho vào nước ninh khoảng 30 – 40 phút để lấy vị ngọt. Nước này chính là để dùng thay nước lẩu xương gà hay xương ống ở loại lẩu thông thường.

– Bước 2: Chuẩn bị nấm

Nấm là nguyên liệu chính cho món lẩu nấm chay nên bạn cần sơ chế hết sức cẩn thận. Bạn bỏ gốc, rửa sạch nấm với nước muối hoặc nước vo gạo để loại bỏ bụi và các vi khuẩn bám dính trên thân nấm.

Đối với những cây nấm quá dài hoặc quá to thì bạn nên cắt nhỏ, chẻ ra để thuận tiện khi thưởng thức.

– Bước 3: Chuẩn bị hành poa-rô

Bạn lấy hành poa rô băm nhỏ, phi với dầu ăn cho thơm

– Bước 4: Hoàn thành nồi nước lẩu

Bạn nêm nếm gia vị vào nồi lẩu sao cho vừa miệng. Nhúng các nguyên liệu vào là bạn có thể thưởng thức món lẩu nấm chay đúng điệu, kích thích mọi giác quan.

2. Lẩu Thái chay

1. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết

½ quả dứa, 5 bìa đậu phụ chiên, 50 g nấm rơm, nấm bào ngư, nấm kim châm

3 quả cà chua, 2 cây tỏi, rau cần, rau muống, rau cải thảo

50 g chả quế cay, bún tươi hoặc mì chay

Gói gia vị lẩu thái, ớt, nước mắm chay, muối, bột nêm

2. Cách làm lẩu thái chay ngon

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì bước tiếp theo bạn cần làm là sơ chế nguyên liệu. Tất cả các nguyên liệu đều cẩn phải rửa sạch sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

Tiếp đến bạn cho một muống dầu ăn vào nồi nước lớn đun sôi. Cho nấm bào ngư, chả quế chay, đậu phụ chiên và nêm gia vị vừa ăn.

Lúc này bạn có thể cho gói gia vị lẩu Thái vào. Thêm cà chua vào để tạo màu cho nồi nước lẩu

Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng sau đó cho phần củ hành boa rô vào phi thơm.

Tiếp tục cho dứa, cà chua vào xào, dùng muỗng dằm cho ra màu. Tiếp tục cho chả bò chay vào đảo đều.

Thêm các gia vị muối, đường, bột ngọt… Nêm nếm gia vị rồi đổ 2 lít nước vào đun sôi. Nước sôi liu riu thì cho 2 thìa gia vị lẩu Thái, hành boa rô vào khuấy đều là bạn đã có nồi nước dùng lẩu Thái chay.

4. Thưởng thức

Cuối cùng, sau khi đã chuẩn bị mọi thứ, bạn và gia đình cùng nhau thưởng thức nồi lẩu cay cay, hương vị đậm đà. Các nguyên liệu nên được nhúng chín vừa phải để được giòn và đúng vị. Bạn nên ăn lẩu thái chay kèm bún tươi, rắc thêm rau thơm, tỏi tây để tận hưởng cảm giác tuyệt vời nhất.

1. Nấu lẩu chao chay

200 gam chả lụa chay cắt miếng vừa ăn, chiên sơ

200 gam khoai môn cắt miếng vừa ăn, chiên sơ

1 miếng tàu hũ non, cắt miếng vuông

1 ít tàu hũ ky chiên giòn

200 gam rau tần ô

100gam hoa thiên lý

100 gam bông bí, nhặt bỏ nhụy

200 gam cải thìa

100 gam nấm rơm bỏ gốc, rửa sạch để ráo.

1,5 lít nước dùng rau củ

Gia vị: đường+ 3 muỗng chao trắng + 2 muỗng chao đỏ + 1 muỗng gừng băm nhỏ + 2 muỗng sả băm + 2 muỗng nước cốt dừa.

Thực hiện nấu lẩu chao chay

– Bước 1: Chuẩn bị 1 chiếc nồi cỡ vừa hoặc lớn tùy lượng nước dùng. Nấu sôi nước dùng, cho tiếp khoai môn, nấm rơm vào nồi nước lẩu, nêm cùng 1 chút đường.

– Bước 2: Làm nóng chảo dầu ăn, cho gừng băm, sả băm vào phi thơm. Cho tiếp chao trắng, chao đỏ, xào đều để hỗn hợp thơm ngậy thì bắc xuống cho vào nồi nước dùng vừa sôi.

– Bước 3: Chuẩn bị bếp cồn hoặc bếp ga du lịch. Đặt nồi lẩu lên bàn rồi bày các loại rau ra xung quanh là có thể thưởng thức rồi.

2. Cách làm món lẩu nui chay

Khoai tây, khoai môn, cà rốt (mỗi loại 1 củ) gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn

Mía: 2 khúc

Đậu hũ cắt miếng vừa ăn chiên vàng

2 lạng nấm rơm bỏ chân, làm sạch, để ráo

1 lạng nấm đùi gà làm sạch

1 miếng tàu hũ khuôn cắt miếng vuông

1 túi nui luộc sơ

Gia vị: xì dầu chay, tiêu, đường, bột nêm chay, muối và chao.

Thực hiện làm món lẩu nui chay:

– Bước 1: Làm nóng chảo với dầu ăn, cho nấm các loại vào xào. Tiếp đó cho thêm đậu hũ nêm nếm với muối, bột nêm, gia vị, xào qua khoảng 3 phút cho ngấm.

– Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước dùng với khoai tây, cà rốt, khoai môn. Cho những đồ đã xào vào nồi nước dùng và nấu khoảng 3 phút đến khi sôi. Nêm lại gia vị sao cho nước dùng đậm đà, vừa miệng.

– Bước 3: Sắp nui đã luộc sơ ra đĩa, đặt nồi nước dùng lên bếp ga du lịch hoặc bếp cồn trên bàn ăn, xếp nui và thức ăn kèm xung quanh là có thể dùng được.

3. Cách làm món lẩu mắm chay

Rau, củ, quả: Bắp cải, củ cải trắng, su su, quả lê.

Tương đậu nành: 1 bát.

Gia vị: Sả, ớt xay, sả băm.

Rau thơm: Ngò gai, mùi tàu. Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút rong biển.

Nguyên liệu ăn kèm:

Nấm: nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm hương, nấm rơm.

Rau, quả: Cà tím, đậu phụ, ớt, rau đắng, rau muống chẻ, giá đỗ, hoa bắp chuối, mùi tàu.

Động vật chay: tôm chay, cá chay

Bún.

Các bước thực hiện nấu món lẩu mắm chay:

– Bước 1: Cho các nguyên liệu củ, quả vào hầm với nhau: bắp cải, củ cải, su su, lê. Cho thêm một ít muối, sả băm để tạo vị đậm đà cho nồi nước dùng. Đun tròng vòng 2 giờ, sau đó lấy rây lọc hết các phần bã.

– Bước 2: Đun nóng chảo dầu, cho sả, ớt xay vào phi thơm, hỗn hợp đậu nành vào xào cùng, đảo liên tục cho đến khi hỗn hợp quyện lại với nhau thành một khối. Cho hỗn hợp nước tương vào cùng nồi nước dùng đã chế biến ở trước. Cho thêm một chút sả và rong biển.

– Bước 3: Nấm rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Cà chay rán qua. Cà tím rửa sạch rồi cắt cà tím thành miếng vuông ngâm qua nước muối loãng. Bật bếp từ, cho nồi nước dùng đã chế biến từ trước đun sôi. Sau đó lần lượt cho rau vào nhúng ăn. Bạn có thể ăn cùng bún.

4. Công thức nấu lẩu chay khoai môn ngon, hấp dẫn

Mía 1 khúc, ngô 1 bắp

Nấm: kim châm, nấm rơm.

Củ: khoai môn, su hào, cà rốt.

Rau: súp lơ, hành. đậu.

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm chay.

Các bước thực hiện

– Bước 1: Mía và ngô cắt khúc, cho vào nồi nước để tạo độ ngọt cho nước dùng. Các loại nấm vệ sinh sạch sẽ, cắt đôi, ngâm vào nước có pha một chút muối khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch để ráo.

– Bước 2: Khoai môn, su hào, cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Súp lơ tách thành từng nhánh ngâm vào chậu nước 15 phút rồi rửa sạch. Hành thái nhỏ. Đậu hũ cắt miếng.

– Bước 3: Cho lần lượt đậu, khoai môn lên chảo rán vàng rồi gắp ra đĩa. Đổ nước dùng ra nồi chuyên nấu lẩu, nêm nếm cho vừa gia vị, bạn có thể cho một ít hành lá cho thơm. Sau đó thưởng thức cùng các loại rau củ, nấm và đậu vừa chuẩn bị.

5. Nấu lẩu chay hoa quả

Các loại củ: củ sắn, khoai môn, khoai lang, củ cải đỏ, củ cải trắng, su hào…

Các loại quả gồm: Táo, lê, thanh long, su su, kiwi ruột xanh, dâu tây.

Các loại nấm bao gồm: Nấm rơm, nấm kim châm, nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm bào ngư, nấm mỡ.

Các loại rau xanh: cải thảo, tần ô, cải ngồng, bông thiên lý, súp lơ xanh, bông hẹ, hành tây, cần tây.

Các nguyên liệu khác bao gồm: Mì trứng, 1 khúc mía lau, nửa trái bắp ngọt, đậu hũ, tàu hũ ky chiên, đường phèn, muối, hạt nêm, nước dừa xiêm.

Thực hiện cách làm lẩu chay hoa quả:

Sơ chế các nguyên liệu:

– Bước 1: Các loại rau: nhặt cuống, lá úa, rửa sạch. Củ, quả: Ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa sạch, thái miếng vừa miệng. Lưu ý loại quả có vị chua như kiwi hay dâu tây nên thái thành các lát mỏng.

– Bước 2: Nấm cắt bỏ phần rễ hoặc phần đen, ngâm qua nước muối loãng sau đó rửa sạch, để ráo nước. Ớt sừng cắt lát. Đậu hũ non cắt thành các miếng vừa ăn.

– Bước 3: Đun sôi nồi nước và thả mì trứng vào trụng qua khoảng 1-2 phút. Vớt mì ra xả với nước lạnh và để cho ráo. Trộn mì với một ít hành boaro đã phi thơm dầu.

Nấu nước dùng:

– Bước 1: Phi hành vàng và dậy lên mùi thơm. Sau đó cho nước dừa xiêm, đường phèn, muối, và hạt nêm vào đun cùng. Khi nước sôi bạn cho các loại củ, quả, bắp và rễ ngò đã chuẩn bị từ trước vào.

– Bước 2: Bạn có thể thêm ⅓ trái táo và lê để cho nước dùng thêm ngọt. Khi nồi nước dùng đã có vị đậm đà, thơm ngon bạn vớt các loại củ trong nước dùng ra. Sau đó cho nấm, các loại rau vào cho vừa chín tới. Ăn cùng với mì trứng hoặc bún, phở đều ngon.

Thay đổi khẩu vị với món lẩu kim chi Hàn Quốc chay

Nấu lẩu kim chi Hàn Quốc chay

Các loại gia vị: Sả bào, tương ớt, tương cà, sa – tế, bột nêm.

Kim chi loại chay có bán tại các siêu thị.

Các loại nấm: Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm bào ngư

Đậu hũ non: một khuôn.

Ngò gai cắt nhỏ.

Cải thìa, cải thảo.

2. Thực hiện cách làm món lẩu kim chi chay:

– Bước 1: Phi sả thơm rồi cho vào nước dùng. Nêm bột nêm vừa miệng. Sau đó cho kim chi chay vào.

– Bước 2: Tiếp đến, cho các gia vị vào như: Tương ớt, tương cà, sa-tế. Sau cùng cho đậu hủ, tàu hủ ky và ngò gai bỏ vào.

3. Thưởng thức

– Khi ăn, ăn cùng rau và nấm chuẩn bị từ trước.

– Cho bún hoặc mì vào chén, múc lẩu vào. Dùng nóng, bỏ thêm các loại rau ăn kèm vào.

– Bạn có thể pha chén nước tương với ớt sa tế để chấm thêm nếu ai muốn ăn đậm đà và mặn hơn.

– Đây chỉ là cách gợi ý, bạn có thể gia giảm các loại rau cải…. tùy theo khẩu vị mình thích.

cách nấu lẩu chay chua ngọt

lẩu chay ngon tphcm

cách nấu lẩu thái chay thập cẩm

cách nấu lẩu nấm chay thập cẩm

cách nấu lẩu chao chay

lẩu chay hà nội

lẩu nấm chay vị thuốc bắc

cách nấu lẩu dê chay

Bạn đang đọc nội dung bài viết Việt Trinh: Tôi Điềm Đạm Hơn Nhờ Ăn Chay trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!