Đề Xuất 3/2023 # Vịt Khìa Nước Dừa # Top 9 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Vịt Khìa Nước Dừa # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vịt Khìa Nước Dừa mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Khìa” là cách gọi của người Nam Bộ dành cho những món om, kho có thêm nước sốt. Với món vịt khìa thơm ngon này, đảm bảo bữa cơm của gia đình bạn sẽ ngon miệng hơn bởi vị ngọt của thịt vịt hòa quyện cùng vị thơm của nước dừa sẽ khiến ai ăn một lần là không quên được.

Nguyên liệu để có món vịt khìa nước dừa thơm ngon:

– Dầu ăn

– 800g ức vịt, đùi vịt

– 1 trái dừa xiêm

– Dưa món, bánh mì.

Gia vị:

Muối, mắm, hạt tiêu, một chút đường

Ngũ vị hương, bột cà ri, màu điều, tỏi, tương ớt

Các bước thực hiện:

Bước 1:

– Bước đầu tiên, bạn cần phải làm sạch vịt với nước muối rồi chặt miếng vừa ăn. Bạn có thể lọc xương nếu thích. Ngay sau đó hãy giã nhỏ hành tỏi rồi cho một chút nước ấm vào và vắt lấy cốt nước.

– Tiếp đến là ướp thịt vịt với nước cốt hành tỏi, nước mắm, muối, đường, một ít nước dừa, để khoảng 1 giờ cho thấm gia vị.

Bước 2: Bây giờ, bạn cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi, thả thịt vịt vào chiên sơ, không cần quá chín.

Bước 3: Dừa chặt lấy nước, đun sôi, cho ức vịt đã chiên vào ninh nhỏ lửa, tới khi nước cạn, sánh lại là được.

Thành phẩm đạt được:

Vậy là chỉ sau khoảng 30 phút món vịt khìa nước dừa thơm ngon của bạn đã hoàn thành. Với món ngon bạn có thể ăn kèm thêm các loại rau sống. Đặc biệt, vịt khìa nước dừa rất hợp ăn kèm với cơm trắng và bánh mì. Chắc chắn khi hoàn thành món ăn này, bạn sẽ no “căng” bụng thì thôi.

Món vịt khìa nước dừa đạt chuẩn khi miếng vịt săn, chắc, ngấm đều các gia vị. Ngoài ra, miếng vịt phải ngấm đều và ăn có mùi thơm và vị ngọt thanh của nước dừa đọng trên đầu lưỡi. Chỉ nói như vậy thôi đã muốn “chảy nước miếng”, còn chờ gì nữa mà không thực hiện món vịt khìa nước dừa cho cả gia đình cùng thưởng thức trong tiết trời lạnh hôm nay.

Sườn Khìa Nước Dừa &Amp; Củ Cải Xào Trứng Muối

Mọi người phụ nữ trong gia đình mình (cụ thể là bà ngoại, các bác, các dì, mẹ mình, và giờ đến mình) đều mắc phải một căn “bệnh” – gọi là di truyền chắc cũng được – tên là: “thà mua (đồ ăn) thừa còn hơn mua thiếu, thà nấu (thức ăn) thừa còn hơn nấu thiếu” (không có tên khoa học, chỉ có tên dân gian ). Bệnh này thuộc diện nan y, khó chữa, mà thậm chí là có xu hướng tỉ lệ thuận với số tuổi, do qua năm tháng thì kinh nghiệm nấu ăn nhiều hơn, món ăn nghĩ ra cũng nhiều hơn, nên chẳng bao giờ sợ “thiếu đồ để nấu”, chỉ sợ nấu thiếu thôi

Mình ở đây vì bận nên tuần chỉ đi chợ 1-2 lần, lần nào cũng đều có danh sách đồ cần mua, nhưng rất rất ít khi “chỉ” mua những thứ trong danh sách, mà thường sẽ là như thế này.

Kế hoạch: 0.3kg gan gà + 0.2kg gà xay để làm pate gan

Thực tế tại hàng bán thịt gà: sau khi đã mua gan & thịt gà xay đủ theo chỉ tiêu, thì mắt bắt đầu liếc sang các ô bên cạnh, và trong đầu lập tức xuất hiện một loạt suy nghĩ kiểu như: “cánh gà trông ngon thế nhỉ, mua thêm một ít về, hôm nào được về sớm thì lôi ra nướng đổi bữa” hoặc ” tiện mua thêm ít tim gà về để ngăn đá, nhỡ có hôm nào về muộn thì nấu mì ăn, đỡ phải đợi nấu cơm”

Chuyện tương tự xảy ra tại quầy bán rau, hải sản… và các thứ khác.

…….

Hậu quả là…….thường xuyên có những ngày câu hỏi “tối nay ăn gì” được thay bằng “tối nay làm gì cho hết đồ ăn trong tủ lạnh”…

Cuối tuần vừa rồi là một ngày như thế. Còn một miếng sườn trong ngăn đá, củ cải mua về muối kim chi còn thừa, trứng muối quá nhiều cần ăn dần… tóm lại là toàn các thứ “thừa”. Và sau một hồi xào xáo các thứ “thừa”, hậu quả của căn bệnh kinh niên, thì được hai món trong mâm cơm ở dưới:

Cách làm

1. Sườn rửa sạch, thấm khô, chặt miếng vừa ăn. Cho sườn vào nồi, đổ nước lạnh ngập sườn, cho thêm chút muối. Vặn lửa to, đợi nước sôi thì hạ lửa vừa, đun thêm khoảng 2-3 phút ( sẽ thấy có rất nhiều bọt bẩn nổi trên mặt nước). Tắt bếp và đổ sườn ra rổ, rửa lại cho sạch bọt và vụn thịt (nước luộc sườn cũng bỏ đi). Sườn và thịt lợn hiện giờ thường là không sạch, nên làm như thế này vừa giúp miếng sườn sạch và thơm ngon hơn, cũng là một cách để tự bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình nữa.

2. Ướp sườn với hành tỏi băm nhỏ, 1 thìa cafe hạt tiêu xay, 2-3 thìa canh nước mắm ( tùy độ mặn của nước mắm và khẩu vị của gia đình, không cần phải ướp chuẩn ngay từ đầu vì sau này trong quá trình kho, nếu nhạt thì mình cũng có thể cho thêm mắm muối), ½ – 1 thìa canh đường ( nước dừa sẽ cho món ăn vị ngọt nên không cần phải ướp nhiều đường nha). Để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

3. Làm nóng nồi hoặc chảo, đun nóng 1 thìa dầu ăn. Cho sườn vào xào sơ ở lửa to trong khoảng 2-3 phút. Đổ nước dừa tươi vào nồi, sao cho nước ngập xâm xấp mặt thịt. Để lửa to, đợi nước sôi thì hớt bọt (nếu có), rồi hạ lửa nhỏ, mở hé vung, đun liu riu đến khi sườn chín mềm (trong quá trình kho có thể nêm lại gia vị cho vừa ăn).

Khi sườn đã mềm vừa ăn thì các bạn vặn lửa to, đun đến khi nước cạn ( khi nước gần cạn thì nên đảo liên tục, tránh cho sườn bị cháy sát). Nước om sườn sẽ quyện lại còn hơi sệt và bám quanh sườn, làm cho sườn có màu nâu bóng đẹp, hấp dẫn

300gram củ cải

2-3 lòng đỏ trứng muối (tùy độ to nhỏ của trứng, mình dùng 3 lòng đỏ trứng gà)

1 củ hành khô (shallot)

2 tép tỏi (tỏi nước ngoài thì 1 tép cỡ vừa)

Muối hoặc bột gia vị, đường

Hành xanh (không bắt buộc)

Cách làm

1. Củ cải gọt vỏ, bào hoặc thái sợi. Hành khô bóc vỏ, bằm nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Hành xanh rửa sạch, thái khoanh tròn nhỏ.

2. Trứng muối tách lấy lòng đỏ, hấp chín (lòng trắng rất mặn nên thường là bỏ đi). Dùng nĩa tán trứng nhuyễn mịn, trộn trứng với một nhúm nhỏ bột gia vị hoặc muối và khoảng ½ thìa cafe đường.

3. Bắc chảo lên bếp, để lửa vừa-to, đun nóng 1 thìa dầu ăn. Đợi dầu sôi thì cho ½ số hành tỏi vào phi thơm, rồi cho trứng muối vào, đảo nhẹ tay cho trứng muối thấm dầu ăn. Trong chảo sẽ có một hỗn hợp sốt trứng, hơi sệt, vị mặn ngọt vừa ăn. Nếu các bạn cảm thấy sốt trứng hơi khô thì cho thêm 1-2 thìa cafe dầu ăn, nhưng không nên cho quá nhiều, món ăn sẽ bị ngấy. Đổ sốt trứng ra bát, để sang một bên.

4. Rửa sạch chảo hoặc dùng một chiếc chảo khác. Đun nóng 1 thìa dầu ăn trong chảo, cho ½ số hành tỏi còn lại vào phi thơm. Đổ củ cải vào, xào sơ qua trong khoảng 1-1.5 phút ở lửa to, để củ cải chín sơ. Cho sốt trứng vào chảo, đảo đều cho sốt trứng bám đều quanh củ cải. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Sau khi củ cải chín vừa ăn (mềm nhưng vẫn còn hơi giòn, không bị nát quá) thì tắt bếp, cho hành xanh vào đảo đều.

Cách Nấu Vịt Om Sấu Nước Dừa Cùa Người Dân Bắc

Thịt vịt: 1 con khoảng 1,2 – 1,4 kg

Quả sấu: 10 đến 12 quả; Hành, tỏi, 5 nhánh sả, 1 củ gừng; rau mùi tàu, rau ngổ

1 ít rượu trắng; 1 quả dừa xiêm;

Nấm hương các bạn có thể om cùng cho thơm và đẹp mắt.

Khoai sọ: 200g (không bắt buộc)

Dầu ăn, hạt nêm, bột canh, hạt tiêu.

Cách làm thịt vịt om sấu thơm ngon đặc biệt

Bước 1: Nguyên liệu chuẩn bị làm món thịt vịt om sấu cần những gì

Đầu tiên bạn rửa vịt thật sạch và bóp với gừng rồi sau đó giã nát vào rượu trắng cho hết mùi hôi. Sau đó chặt vịt thành từng miếng vừa phải.

Bạn cho hành, củ tỏi, thái lát cắt mỏng rồi sau đó ướp vịt với một nửa hành, tỏi, sả đã băm và muỗng canh hạt nêm, cho 1 phần 3 muỗng canh bột canh, 1 thìa hạt tiêu khoảng 30 phút cho vịt ngấm đều gia vị là được.

Để có một hương vị canh vịt với nước dừa, chắc chắn không thể kể đến sấu, một cách làm cho nước có thêm độ thanh thanh, chua chua, ra riết, đúng với cách ăn của người dân phương bắc.

Tiếp theo, bạn có thể đun nóng dầu ăn và phi thơm số hành khô, tỏi, lá sả còn lại. Sau đó bạn cho vịt vào đảo đều cho săn.

Đổ nước dừa xiêm vào nồi vịt vừa đảo, nếu hơi ít nước dừa xiêm, bạn đổ thêm một chút nước lạnh cho nước trong nồi ngập quá thịt. Cho sấu vào nồi đun vừa lửa.

Nếu bạn thích cho thêm khoai sọ thì luộc khoai sọ sôi khoảng 5 phút rồi rửa với nước lạnh (thực hiện bước này để bóc vỏ khoai sọ dễ dàng không bị ngứa hay dính tay). Thái khoai sọ miếng vuông. Khi thấy thịt vịt đã chín, cho khoai sọ vào đun tiếp đến khi miếng khoai chín nhưng không nát thì tắt bếp.

Miếng vịt om sấu nước dừa bóng ngọt thịt, thơm mùi nước dừa

Nếu bạn là cơ sở chế biến gà thì không nên bỏ qua các dòng máy vặt lông gà Viễn Đông để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho việc thuê người vặt lông gà:

Cách Làm Vịt Om Sấu Nước Cốt Dừa Cho Ngày Hè Nóng Nực

Sự thật truyền kiếp về món vịt om sấu nước cốt dừa

“Xuân đi để lại hoa tàn, Hè sang thành phố muôn vàn nắng to”. Mùa hè đến rồi, thời tiết cũng đang dần trở nên nóng nực, giữa buổi trưa hè có bát canh mát thì còn gì bằng. Món sấu thường được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món như nước sấu hoặc để nấu canh chua.

Món vịt om sấu nước cốt dừa không biết đã từ khi nào đã dần trở nên nhiều gia đình ưu chuộng. Một “sáng chế” của một bà nội trợ nào đó yêu sáng tạo đã mày mò, chế biến các món ăn, để chăm sóc gia đình.

Cách làm vịt om sấu nước cốt dừa

Khâu chuẩn bị món vịt om sấu nước cốt dừa

Để có thể nấu được món này, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

Cách thực hiện món vịt om sấu nước cốt dừa

Ban đầu, các loại hành tỏi, sả, rửa sạch, băm nhỏ rồi sau đó bỏ vịt vào một cái tô lớn, cho hành tỏi sả đã băm nhỏ cùng 1 thìa hạt nêm, 1 thìa cafe hạt tiêu để ướp thịt. Sau đó bạn rửa sạch vịt với gừng giã nhuyễn, cho thêm 1 chén rượu hạt mít và dùng tay xoa liên tục khắp con vịt để loại bỏ mùi.

Tiếp theo rửa sạch lại với nước, sau đó để ráo và chặt khúc vừa miệng. Đảo đều để gia vị ngấm vào thịt vịt, để khoảng 30 phút.

Trong thời gian đó, bạn cạo vỏ sấu, khứa các đường xung quanh quả. Khoai sọ rửa sạch, luộc sôi 5 phút thì bỏ ra cho vào nước lạnh, làm như vậy vỏ khoai sẽ lột dễ mà lại không bị nhớt hoặc ngứa. Bổ khoai thành miếng vuông vừa miệng.

Bắc nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn, chờ nồi nóng thì bỏ phần hành, tỏi còn lại vào phi thơm. Sau đó bỏ thịt vịt đã ướp vào xào cho săn thịt lại. Khi thấy thịt đã săn, cho nước dừa vào ngập thịt vịt và đảo đều rồi cho sấu vào đun cùng để khi sôi thì hạ nhỏ lửa.

Tiếp theo bạn kiểm tra xem thịt vịt đã chín mềm chưa, sau đó cho khoai sọ vào đun cùng, đổ thêm nước dừa nếu còn, không thì có thể dùng một bát con nước lọc để thay thế, đun đến khi khoai chín tới là được.

Bỏ sấu ra dầm, lọc lấy nước và bỏ hạt, bã. Cho thêm gia vị sao cho vừa miệng, bỏ rau ngổ, mùi tàu vào rồi tắt bếp. Món vịt om sấu nước cốt dừa đúng điệu sẽ sóng sánh, thơm lừng mùi cốt dừa, hòa quyện cùng thịt vịt và vị thanh của sấu.

Lò quay vịt Việt Nam : lò quay chất liệu inox 304 dày, chắc chắn và ít bị rỉ nên độ bền cao gấp đôi lò nướng vịt Trung Quốc. Nhược điểm là đường nét gia công còn thô sơ và giá thành cao hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vịt Khìa Nước Dừa trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!